Đưa ra ba phương án giải quyết BOT Cai Lậy, lãnh đạo Bộ Giao thông nhận định việc di dời trạm là không khả thi.
Sáng 5/12, cung cấp thông tin tới báo chí, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết, trong cuộc họp dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chiều qua, Bộ đã đưa ra ba kịch bản để giải quyết vấn đề BOT Cai Lậy (Tiền Giang).
Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông. Ảnh: HT |
Kịch bản thứ nhất, vẫn giữ nguyên trạm thu phí ở vị trí hiện tại, nhưng tăng cường vận động, cải thiện việc thu phí và phục vụ các nhu cầu của người tham gia giao thông. Ví dụ có chỗ cho lái xe dừng lại khi họ thắc mắc và nội dung thắc mắc sẽ được giải thích.
Kịch bản thứ hai là di dời trạm thu phí về tuyến tránh theo yêu cầu, tức là phá phương án tài chính cũ và tính toán lại. Theo ông Đông, kịch bản này phải thương thảo với nhà đầu tư vì liên quan đến thời gian thu phí.
"Theo tính toán thì phương án này không khả thi vì thời gian hoàn vốn không đúng như cam kết của hiệp định vay vốn, ảnh hưởng đến nợ xấu của ngân hàng", ông Đông nói.
Còn kịch bản thứ ba, Bộ đưa ra là đặt hai trạm thu phí, một trạm đặt trên quốc lộ cũ để thu phí phần nhà đầu tư bỏ ra đầu tư trên quốc lộ; một trạm được đặt trên tuyến tránh để thu phí phần nhà đầu tư đã đầu tư xây dựng tuyến đường này.
"Sau khi nghe báo cáo, Thủ tướng yêu cầu dừng thu phí một tháng để rà lại tổng thể, báo cáo Thường trực Chính phủ", ông Đông thông tin.
"Nếu đền bù cho nhà đầu tư sẽ tạo gánh nặng ngân sách"
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, nếu điều chỉnh hoặc không thu phí BOT Cai Lậy thì nhà nước phải đền bù cho nhà đầu tư khoảng 1.398 tỷ đồng, trong đó phần đầu tư trên quốc lộ 1 là 380 tỷ, tuyến tránh khoảng 1.100 tỷ.
"Ta đang không có tiền nên huy động đầu tư mà giờ nhà nước lại cân đối tiền đó thì cực kỳ khó khăn và tạo gánh nặng cho ngân sách. Hơn nữa, các cơ quan chức năng vào thanh tra, kiểm toán BOT Cai Lậy đều khẳng định tuân thủ quy định của pháp luật", ông Đông nói.
Tài xế yêu cầu thối lại 100 đồng ở trạm BOT Cai Lậy. Ảnh: Thành Nguyễn |
Theo Thứ trưởng Giao thông, hiện cả nước có 6 trạm BOT tương tự Cai Lậy. Tuy nhiên, sau khi kiên trì giải thích và có sự vào cuộc của cơ quan chức năng thì các trạm như Bến Thủy (Nghệ An), Đồng Nai... người dân đã đồng thuận; cơ quan quản lý nhà nước đã giảm phí, miễn phí cho người dân sống xung quanh trạm.
Trạm thu phí BOT Cai Lậy nằm trong dự án BOT tuyến tránh thị xã Cai Lậy và bảo trì, tăng cường mặt đường quốc lộ 1 khởi công năm 2014. Trong đó, phần tuyến tránh được đầu tư mới dài 12 km, xây mới 7 cầu; phần sửa chữa quốc lộ 1 dài 26,5 km.
Trạm thu phí hoạt động ngày 1/8. Tuy nhiên, sau đó nhiều tài xế đã sử dụng tiền lẻ mua vé để phản đối trạm đặt sai vị trí. Vụ việc khiến trạm này bị ùn tắc nghiêm trọng nhiều ngày. Ngày 15/8, chủ đầu tư cho xả trạm.
Sáng 30/11, trạm thu phí trở lại. Giá vé mỗi lượt của các loại xe đồng loạt giảm 30%, thấp nhất là 25.000, cao nhất 140.000 đồng. Tuy nhiên, trong 5 ngày qua, đã có 24 lần trạm thu rồi lại xả do sự phản ứng từ tài xế. Họ đưa tiền lẻ 25.100 đồng, đòi thối 100 đồng hoặc đưa tiền mệnh giá lớn để trả phí.
Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang Nguyễn Phú Hiệp - Chủ đầu tư Dự án BOT Cai Lậy vừa ký văn bản gửi Văn phòng Chính phủ cùng các Bộ, ngành liên quan, báo cáo về việc chấp hành ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng. Theo ông Hiệp, công ty sẽ thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về việc tạm dừng thu giá dịch vụ tại Trạm thu giá Km1999+300 quốc lộ 1 Tiền Giang. Tuy nhiên, ông Hiệp cũng cho rằng, thời gian qua, tại Trạm thu giá BOT Cai Lậy liên tục xảy ra tình trạng một số người đến gây rối, cản trở với nhiều hình thức... |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét