Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2017

Chọn nhân tài chỉ xét tấm bằng?

Câu chuyện thủ khoa thất nghiệp, phải ở nhà phụ mẹ nuôi heo cùng với lá thư "đẫm nước mắt" gửi lãnh đạo tỉnh nhà của em Bùi Thị Hà (Hà Giang) gần đây dấy lên trong dư luận những băn khoăn về vấn đề thu hút, sử dụng người tài.
 
 /// Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Ảnh: Đào Ngọc Thạch
 
Bẽ bàng vì ngộ nhận
Bùi Thị Hà là thủ khoa Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 năm 2016, được Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cùng 99 thủ khoa xuất sắc khác tại Văn Miếu (Hà Nội). Chia sẻ với giới truyền thông, Hà cho biết cá nhân mình rất không may khi tốt nghiệp ĐH lại trùng thời điểm UBND tỉnh Hà Giang tạm dừng thực hiện chính sách thu hút nhân tài (tháng 7.2016), bởi nếu như chính sách đó vẫn còn thì Hà sẽ được tuyển thẳng công chức, viên chức mà không cần thi tuyển.
Nhân tài chỉ dựa vào bằng cấp? - ảnh 1
Nhiều địa phương thu hút các thủ khoa vào các cơ quan hành chính nhà nước nhưng những nơi như vậy không phải là chỗ cần phải ưu tiên để đưa nhân tài về. Vì với những thủ khoa giỏi thực sự, những nơi như vậy có thể làm thui chột tài năng của các em
Nhân tài chỉ dựa vào bằng cấp? - ảnh 2
GS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội

Từ nhiều năm nay, dư luận hầu như chỉ được biết nhiều đến khía cạnh khó khăn của các địa phương trong quá trình triển khai chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài với những con số chỉ tiêu thu hút đạt được rất thấp mà gần như ít biết tới một khó khăn khác: "người tài" có thực sự đáp ứng được kỳ vọng của các địa phương?
Chẳng hạn, trường hợp em Bùi Thị Hà, em đã từng có cơ hội cạnh tranh bình đẳng với những người có thể cũng là tài năng nhưng không thuộc diện được thu hút khác (trong cuộc thi tuyển vào trường chuyên của tỉnh năm 2016) nhưng Hà đã không tự tin rằng mình đủ tài năng để dự thi, nên rốt cục đến nay vẫn chưa được làm công việc mà em mơ ước là đi dạy học.
Trao đổi với Thanh Niên, nhiều chuyên gia cũng nhắc đến những "bẽ bàng" của cơ quan tuyển dụng trong quá trình thu hút, sử dụng nhân tài. Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hà Nội, người từng nhiều năm công tác tại Thành đoàn Hà Nội, cho biết từng nhận được phản ánh của nhiều sở, ban, ngành của TP về việc đã tuyển về nhiều thủ khoa có thành tích rất cao, nhưng thực tế các em không làm được việc. "Không phải thủ khoa nào về cũng làm được tốt. Có những thủ khoa khi về các cơ quan không đóng góp được gì nhiều vì quá lý thuyết, khó tiếp cận thực tiễn. Nhiều em có tâm lý tự kiêu, tự đại, không muốn bắt đầu từ những việc nhỏ rồi sinh ra tâm lý chán nản, phải bỏ việc", ông Hiểu cho hay.
Anh Nguyễn Tuấn Anh, Cục Tham mưu (Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an), cựu sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân, 1 trong 101 thủ khoa xuất sắc đầu tiên được Hà Nội vinh danh (năm 2003), cũng nhận xét, ngay tại thời điểm ấy, anh và các bạn đã nhận thấy có sự rất khác nhau về "chất lượng" của những thủ khoa được tuyên dương.
Sau 15 năm, cảm nhận đó càng có cơ sở, khi mà nhiều người trong số đó đến nay có sự nghiệp "rất là chìm". "Có những bạn khẳng định được, nhưng có những bạn không đáp ứng được danh hiệu thủ khoa như xã hội mong đợi. Ngay cả việc xin một suất học bổng học tiếp ở nước ngoài nhiều bạn cũng không làm nổi. Có người thủ khoa một trường lớn khối ngành tài chính - kinh tế, nhưng hiện chỉ là cán bộ bảo hiểm bình thường", anh Tuấn Anh nói, và lý giải: "Rất khó có thể khẳng định những người tốt nghiệp thủ khoa là nhân tài. Đúng là có nhiều bạn rất giỏi, đặc biệt với những trường mà yêu cầu đào tạo khắt khe. Nhưng có một số chuyên ngành mà bạn chỉ cần chăm chỉ hơn một chút là có thể đạt điểm cao".
Tìm nhân tài dựa vào bằng cấp chỉ là phong trào
Nhiều tỉnh, TP đưa ra các chính sách ưu đãi lớn cho những người là GS, TS hay thạc sĩ về làm việc. Tuy nhiên, việc thu hút nhân tài chỉ dựa vào bằng cấp, ít quan tâm tới năng lực thực tế cũng như nhu cầu địa phương khiến nhiều chính sách thu hút nhân tài gần như mang tính phong trào, không có hiệu quả thực tế.
GS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho biết: "Nhiều địa phương thu hút các thủ khoa vào các cơ quan hành chính nhà nước nhưng những nơi như vậy không phải là chỗ cần phải ưu tiên để đưa nhân tài về. Vì với những thủ khoa giỏi thực sự, những nơi như vậy có thể làm thui chột tài năng của các em. Hay như việc nhiều tỉnh có chính sách mời các GS, TS về làm việc với mức lương rất cao nhưng những người là GS sẽ không biết làm gì khi về đó cả. Họ cần phải làm việc ở các cơ quan nghiên cứu, chuyên môn. Còn ở các cơ quan hành chính thì GS, TS chắc gì đã làm việc tốt bằng một chuyên viên có kinh nghiệm, làm việc chăm chỉ?".
 
Ông Thi cũng cho rằng: "Anh nhận người ta về theo phong trào chứ không phải về để khai thác năng lực của người ta nhằm phục vụ cho công việc. Chính ra, trọng dụng nhân tài là tạo điều kiện để khai thác phát triển tài năng của họ để phục vụ công việc. Trọng dụng là trân trọng nhưng cũng phải sử dụng. Cần có chế độ tốt nhưng còn phải dùng nữa. Chỉ khi khai thác năng lực của những người được thu hút, để họ được phát huy năng lực thì đó mới là cách tôn trọng nhất đối với họ".
Theo TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT), khi tìm kiếm nhân tài, việc dễ nhất là dựa vào thành tích học tập, bằng cấp nhưng nếu dựa vào bằng cấp để coi là nhân tài thì chưa đủ vì mới chỉ phản ánh phần nào về mặt trí tuệ và khả năng học vấn. "Khi hệ thống đo lường thi cử và đảm bảo chất lượng của ta rất có vấn đề thì bằng cấp không thật sự tin cậy lắm. Gọi là TS nhưng chưa chắc là TS", ông Vinh nói, và cho rằng: "Nhân tài cần xem xét khả năng sáng tạo, xác định các vấn đề và luôn có giải pháp phù hợp giải quyết vấn đề có kết quả và mang lại ý nghĩa thiết thực. Mặt khác cần phân biệt nhân tài ở lĩnh vực này không luôn đồng nhất nhân tài ở lĩnh vực khác đối với cá nhân một nhân tài".
Cần sàng lọc
Là người về Đà Nẵng làm việc theo chính sách thu hút nhân tài cách đây 10 năm, ông Trần Đức Anh Sơn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội TP.Đà Nẵng, cho rằng việc căn cứ vào bằng cấp để thu hút người có năng lực là cần thiết vì không căn cứ vào bằng cấp sẽ không biết căn cứ vào điều gì khác. Tuy nhiên, bằng cấp không nên là điều kiện quyết định để thu hút nhân tài.
Ông Sơn kể, khi ông về Đà Nẵng theo chính sách thu hút nhân tài đã phải trải qua 3 vòng phỏng vấn dù khi đó đã có bằng TS và là giám đốc một viện bảo tàng trong 8 năm. "Đầu tiên là cán bộ phòng nhân sự của Sở Nội vụ gặp tôi và tìm hiểu. Sau đó, chính Giám đốc Sở Nội vụ phỏng vấn và cuối cùng là đích thân ông Nguyễn Bá Thanh (nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng) và Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng khi đó phỏng vấn rồi mới ra quyết định chứ không chỉ dựa vào bằng cấp", ông Sơn cho hay.
Từ đó, theo ông Sơn, để thu hút được nhân tài phù hợp, các địa phương cần phải xây dựng chương trình rất rõ là cần bao nhiêu vị trí, thuộc chuyên ngành nào, yêu cầu vị trí việc làm như thế nào chứ không thu hút chung chung.
"Bằng cấp sẽ là điều kiện đầu tiên, dùng để sàng lọc, loại bớt các ứng viên, sau đó người tuyển dụng phải trực tiếp làm việc với họ, thấy năng lực phù hợp với nhu cầu của địa phương thì mới tuyển. Điều quan trọng vẫn nằm ở người tuyển dụng. Với người giỏi chỉ cần hỏi một câu là có thể biết được năng lực tới đâu. Chẳng hạn, tôi sẵn sàng loại những người có bằng giỏi và nhận những người có bằng trung bình nếu qua phỏng vấn tôi biết họ có kỹ năng làm việc phù hợp", ông Sơn nói.
 

550 trểm khiếm thị được Vui chơi ở biển Vũng Tàu

Ngày 14.10, tại bãi biển Bãi Sau, TP.Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu), 550 em học sinh khiếm thị ở 9 trường, mái ấm tại TP.HCM và khu vực Đông Nam bộ đã đến tắm biển, vui chơi (ảnh).

 /// Ảnh: Nguyễn Long
Ảnh: Nguyễn Long
 
Đây là hoạt động nằm trong chương trình Thắp sáng niềm tin do Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist tổ chức thường niên trong những năm qua.
Tại bãi biển, các em được 100 tình nguyện viên dẫn từng bước ra bãi cát, tắm biển, chơi nhiều trò chơi khác nhau.
Dịp này, chương trình đã trao 85 suất học bổng với tổng trị giá 85 triệu đồng cho các học sinh khiếm thị có thành tích xuất sắc trong học tập.

Em gái hàn quốc tử vong vì chụp ảnh ở gần vách đá cao 60 m

Vì muốn có một tấm ảnh ấn tượng khi đến Anh, một nữ sinh 23 tuổi Hàn Quốc đã nhờ người khác chụp cảnh cô nhảy lên bên cạnh vách đá. Chẳng may tai nạn xảy ra khiến cô hụt chân ngã xuống vách đá cao 60 m tử vong.

 

Nữ sinh tử vong khi chụp ảnh ở gần vách đá cao 60 m - ảnh 1
Vách đá Seven Sisters, nơi nữ sinh Hyewon Kim hụt chân khi nhảy lên chụp ảnh
Nạn nhân là nữ sinh Hyewon Kim, người Hàn Quốc. Cô đến Anh du học chuyên ngành ngôn ngữ Anh. Chỉ vì muốn chụp ảnh kỷ niệm mà tai nạn đã xảy ra. Cú ngã khiến nữ sinh bị thiệt mạng, theo Daily Mail.
Sự việc diễn ra tại vách đá Seven Sisters ở vùng Cuckmere Haven, Anh. Hyewon nhờ một người lạ mặt cầm máy. Cô nhảy lên để người đó chụp. Tuy nhiên, khi đáp xuống, cô bị hụt chân và ngã xuống vách đá.
Các bức ảnh còn lưu lại trên điện thoại trước đó cho thấy cô rất vui vẻ. Điều này giúp các nhà chức trách loại bỏ được động cơ nữ sinh tự sát. Vụ việc xảy ra vào tháng 6.2017 nhưng chỉ mới được truyền thông đưa tin sau khi các nhà chức trách công bố kết luận điều tra.
"Có 6 bức ảnh cô ấy chụp gần vách đá. Vẻ mặt cô rất thích thú. Nhưng khi nhảy lên rồi đáp xuống, chỉ có một chân của Hyewon còn đứng trên vách đá, chân kia bị hụt ra phần ngoài vách đá", cảnh sát cho biết.
Một nhân chứng kể lại họ nghe tiếng la thất thanh. Khi quay lại thì không còn thấy cô nữ sinh trên vách đá nữa, chỉ còn thấy chiếc túi của cô.
Mỗi năm, vách đá Seven Sisters thu hút hàng trăm nghìn khách du lịch. Nơi này từng xảy ra nhiều vụ tai nạn khiến các nhà chức trách phải dựng biển cảnh báo. Dù thế, nhiều người vẫn bất chấp đến những khu vực nguy hiểm để chụp ảnh, theo Daily Mail.

Hy Hữu trường có đến 10 học sinh sở hữu IQ ở mức thiên tài

Trường St Bede's Catholic College (Anh) hết sức bất ngờ khi có đến 10 học sinh của trường sở hữu chỉ số IQ ở mức được xem là thiên tài. Các em nằm trong nhóm ít ỏi 2% người có IQ cao nhất thế giới.

Chỉ số IQ được xem là thiên tài phải ở mức 140 trở lên. Điểm IQ của người thấp nhất trong 10 học sinh trên là 148, theo The Express.
Các em biết điểm IQ của mình sau khi tham gia kỳ thi kiểm tra chỉ số IQ mới đây của Mensa, tổ chức của những người có chỉ số IQ cao nhất thế giới. Trong đó, hai em Molly Dolan và Isabel Romero, 14 tuổi, có điểm IQ là 161, cao hơn mức IQ 160 của Albert Einstein.
"Khi em biết mình được chọn tham gia cuộc thi của Mensa, em thực sự rất vui và quyết định tham gia. Em xem đó là một cơ hội tuyệt vời và tò mò muốn biết điểm số của mình. Khi nhận được kết quả, em đã rất ngạc nhiên và hạnh phúc", Isabel nói với The Express.
"Chúng tôi rất vui mừng khi có những học sinh tuyệt vời như thế ở trường. Các em là niềm tự hào cho trường và gia đình", Phó hiệu trưởng nhà trường Rob King chia sẻ.
Trường có 10 học sinh sở hữu IQ ở mức thiên tài - ảnh 1
10 em học sinh có chỉ số IQ cao ở mức thiên tài Ảnh chụp màn hình The Express