Thứ Bảy, 18 tháng 11, 2017

Biệt thự 3.000m2 trung tâm Hà Nội của nhà tư sản Trịnh Văn Bô

Căn biệt thự được xây dựng thời Pháp thuộc đã phủ màu rêu, mang vẻ tĩnh lặng hiếm thấy giữa trung tâm thủ đô.

Căn biệt thự 34 Hoàng Diệu (nay thuộc quận Ba Đình) được vợ chồng một người Pháp xây dựng từ những năm 1930. Đến năm 1942, nhà tư sản Trịnh Văn Bô đã mua lại với giá gần 300.000 đồng tiền Đông Dương. Vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô và Hoàng Thị Minh Hồ có 7 người con. Hiện tại, chỉ gia đình con cả Trịnh Kiến Quốc và con thứ Trịnh Cần Chính cùng sống tại căn biệt thự.

Ngay cổng vào là dãy nhà được xây dựng thêm dành cho những cận vệ của lãnh đạo cách mạng trong những ngày kháng chiến.

Tường nhà cổ kính, nhiều chỗ đã phủ màu rêu.

"Khi xưa gia đình tôi buôn bán, kinh tế cũng thuộc vào loại nhất nhì ở đất Hà Nội. Bố mẹ tôi sau mỗi ngày làm việc căng thẳng muốn tìm nơi yên ắng để nghỉ ngơi. Căn nhà số 48 Hàng Ngang tuy cũng rất rộng rãi nhưng lại đông dân cư, khá ồn ào. Biết tin cặp vợ chồng người Pháp muốn bán căn nhà số 34 Hoàng Diệu, bố mẹ thấy rất phù hợp nên đã mua lại", ông Trịnh Kiến Quốc kể lại.

"Bố mẹ tôi kể mua ngôi nhà với giá gần 300.000 đồng tiền Đông Dương. Khi đó tiền Đông Dương còn có giá hơn cả đồng đô la", ông Quốc nói.

Khu vườn rộng với nhiều loại cây, trong đó có những cây ngót một thế kỷ. Nằm giữa trung tâm thủ đô, căn biệt thự có một không gian tĩnh lặng và trong lành hiếm thấy.

Sàn nhà, tay vịn cầu thang và nhiều đồ nội thất được làm từ gỗ tốt, càng dùng càng bóng.

Tầng hai có diện tích lớn nhất, là tâm điểm ngôi nhà, được dùng để tiếp đãi khách và là nơi sinh hoạt chính của cả gia đình. Tầng ba để cho các con cháu ngủ nghỉ. 

Bố mẹ đều đã mất, giờ đây nguyện vọng của ông Trịnh Kiến Quốc là bảo tồn ngôi biệt thự để cất giữ những kỷ niệm của gia đình.

Chiếc giường Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ngủ khi hoạt động cách mạng tại Hà Nội.

Tầng một là nơi cho gia nhân ở hoặc để chống ẩm thấp.

Ban công tầng 2 nhìn ra đường Hoàng Diệu và Hoàng Thành Thăng Long.

Mùa thu năm 1945, hưởng ứng Tuần lễ vàng, gia đình cụ Trịnh Văn Bô đã ủng hộ 5.147 lượng vàng, tương đương 2 triệu đồng Đông Dương cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ông Trịnh Văn Bô mất năm 1988, thọ 74 tuổi. Cách đây hai tuần ngày (5/11), vợ ông, bà Hoàng Thị Minh Hồ mất, thọ 104 tuổi.

Bão kết hợp không khí lạnh gây mưa kéo dài ở miền Trung

Bão kết hợp với không khí lạnh gây mưa từ đêm 18 đến ngày 26/11. Hiện còn gần 700 tàu chưa liên lạc được để cảnh báo ứng phó.

Sáng 18/11, Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai họp về công tác ứng phó với bão số 14, tên quốc tế là Kirogi.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, 10h hôm nay tâm bão cách bờ biển Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận khoảng 510 km, sức gió tối đa 75 km/h, cấp 8, giật tăng 3 cấp. Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính 150 km về phía bắc, 100 km về phía nam tính từ tâm bão.

Di chuyển hướng tây, tốc độ 20-25 km/h, đến 10h sáng mai tâm bão ngay bờ biển các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, sức gió tối đa 90 km/h, cấp 9, giật cấp 12. Bão đi sâu vào đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.

Bão gây mưa từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận, trọng tâm là Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận (từ đêm 18 đến 20/11). Mưa do kết hợp với không khí lạnh mở rộng ra Trung Trung Bộ và Bắc Trung Bộ kéo dài đến 26/11.

bao-ket-hop-khong-khi-lanh-gay-mua-keo-dai-o-mien-trung

Dự báo đường đi của bão. Ảnh: NCHMF

Theo Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng, đến sáng 18/11, Biên phòng đã phối hợp với các tỉnh thành từ Quảng Bình đến Kiên Giang hướng dẫn cho 54.600 tàu với 251.790 lao động biết hướng đi của bão để thoát khỏi vùng nguy hiểm. Hiện theo Biên phòng Cà Mau, còn 698 tàu với 4.540 lao động chưa liên lạc được.

Ông Hoàng Văn Thắng, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, bão di chuyển rất nhanh với vùng ảnh hưởng lớn (bán kính 200 km). Hiện nay việc khắc phục cơn bão số 12 Damrey mới thực hiện được các phần cơ bản. Công tác trục vớt tàu bè, phương tiện vẫn đang triển khai. Nhiều hồ chứa nước bị tổn thương sau bão và cơ bản đầy nước.

"Cơn bão này đi vào vùng ít xảy ra bão lớn nên kỹ năng ứng phó yếu hơn các vùng khác. Bão Damrey vừa qua là một bài học", ông Thắng nhấn mạnh và đề nghị các bộ phải chỉ đạo theo ngành dọc nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó kịp thời trước diễn biến phức tạp của bão.

bao-ket-hop-khong-khi-lanh-gay-mua-keo-dai-o-mien-trung-1

Ông Hoàng Văn Thắng tại cuộc họp. Ảnh: Quang Chiến.

Ban chỉ đạo yêu cầu các tỉnh thành từ Đà Nẵng đến Kiên Giang theo dõi chặt chẽ tàu thuyền trên biển và nơi neo đậu, hướng dẫn kịp thời cho chủ phương tiện để tổ chức phòng chống. Các địa phương chủ động cấm biển. Hiện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấm biển 15h ngày 17/11; Bình Thuận cấm biển từ 9h hôm nay. 

Các địa phương kiểm tra việc sơ tán dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, không để người dân nào trên các tàu thuyền, lồng bè, chòi canh, khu nuôi trồng thủy sản khi bão đổ bộ; hướng dẫn chằng chống nhà cửa, kho tàng, cơ sở dịch vụ du lịch đảm bảo an toàn, chủ động tiêu nước đệm hạn chế ngập úng. 

Ngôi chùa ở Sài Gòn xây bằng 30 tấn mảnh sành

Ngồi chùa An Phú hơn 150 năm tuổi ở quận 8 độc đáo khi được làm từ sành sứ chén bát, dĩa, ấm trà... bị vỡ.

Chùa An Phú (quận 8, TP HCM) nằm gần cầu Chánh Hưng, do Hòa thượng Thích Thanh Đức xây dựng năm 1847. Qua nhiều thăng trầm, chùa dần hoang phế cho đến năm 1961, hòa thượng Thích Từ Bạch đã thiết kế, xây dựng lại chùa và hoàn thành như ngày nay vào năm 1999.

Chùa thuộc phái Bắc Tông, đã trải qua 6 đời trụ trì. Khuôn viên có diện tích khoảng 1.500 m2.

Chùa xây theo lối cổ lầu, chia làm hai khu là khu thờ phụng nằm dọc theo đường Chánh Hưng; khu vực giảng đường, tăng phòng, khách đường ... nằm dọc sau chùa.

Điểm đặc biệt của chùa là gần như toàn bộ công trình được dán bằng mảnh sành sứ của chén bát, dĩa, ấm trà... bị vỡ. Việc này được thực hiện từ năm 1961, khi chùa bắt đầu được trùng tu, xây dựng lại.

Các kết cấu của phần cột, mái, bậc tam cấp, tường... đều được nhà chùa gắn những miếng sành sứ một cách hài hòa, nhiều màu sắc, mang triết lý nhân sinh. Ưu điểm của miểng sành là dễ làm sạch, không phải sơn phết nhiều, chống ẩm mốc tốt.

Trong nhiều năm xây dựng, tăng ni phật tử phải tỉ mỉ chọn lựa, cắt dán những mảnh sành phế liệu thành các đề tài nhà Phật với mảng màu sắc thích hợp.

Những mảnh sành sứ được chắp ghép thành các đề tài chính là của nhà Phật như tượng Bồ tát Di Lặc, Bồ tát Quán Thế Âm, chữ vạn, hoa sen ...

Theo nhà chùa, các miểng sành mang màu sắc tựa như cuộc sống có những lúc đắng cay ngọt bùi.

Thống kê của chùa cho biết, từ năm 1961 đến năm 2004, chùa đã sử dụng hơn 30 tấn sành sứ phế liệu các loại với khoảng 20.000 ngày công lao động thực hiện gắn miểng sành trên diện tích 3.886 m2.

Năm 2007, trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục: Chùa An Phú là ngôi chùa được tạo tác bằng miểng sành nhiều nhất Việt Nam.

Ngoài ra, chùa còn có cặp nến (đèn cầy, đèn sáp) nặng hơn 1.800 kg, cao 3,4 m, được xác nhận là cặp nến cao và nặng nhất Việt Nam vào năm 2005.

Chùa là điểm thu hút khách từ khắp nơi đến du lịch thưởng ngoạn, thắp hương cầu an, nhất là các ngày rẳm, dịp lễ Tết...

Sài Gòn mưa rất togay ra 20 tuyến đường ngập sâu

Nằm trong vùng có thể ảnh hưởng bão Kirogi đang vào Nam Trung Bộ, TP HCM đón trận mưa gió lớn khiến hàng chục tuyến đường ngập sâu, cây đổ...

sai-gon-mua-lon-hang-loat-duong-ngap-sau

Xe chết máy do ngập trên đường Huỳnh Tấn Phát. Ảnh: Thành Nguyễn.

Chiều tối 18/11, mưa to kèm gió lớn xuất hiện đầu tiên tại khu Nam Sài Gòn như quận 7, Nhà Bè, Bình Chánh... Trên đường Nguyễn Văn Linh (quận7), nhiều người đi xe máy bị gió mua bạt, phải tấp vào lề.

Mưa ngớt sau đó nhưng khoảng một giờ sau lại diễn ra trên toàn thành phố. Hàng loạt tuyến đường như Huỳnh Tấn Phát (quận 7), Hồ Học Lãm (Bình Tân), Gò Dầu (Tân Phú), Cây Trâm, Lê Văn Thọ (Gò Vấp), Dương Văn Cam (Thủ Đức)... ngập đến 30 cm khiến nhiều xe chết máy.

"Nghe bão sắp vào Nam Trung Bộ nên chắc Sài Gòn bị ảnh hưởng, còn chuyện ngập thì như cơm bữa ở đây rồi, nhất là đường này", bà Thành (45 tuổi) dẫn bộ xe trên đường Huỳnh Tấn Phát, nói.

Mưa lớn kèm gió mạnh khiến một số cây tại khu vực bến Phú Định (quận 8), đường 20 (quận Gò Vấp)... đổ, nằm chắn đường xe qua lại.

Theo thống kê của Công ty Thoát nước đô thị TP HCM, cơn mưa chiều tối nay gây ngập vừa và nhẹ ở 20 tuyến đường. Ngoài TP HCM, mưa lớn xảy ra ở Đồng Nai, Vũng Tàu nhưng không kéo dài.

Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam bộ cho biết, do mây đối lưu phát triển mạnh gây mưa dông cho TP HCM và các tỉnh phụ cận, lưu lượng mưa có nơi đạt 60-80 mm.

TP HCM được dự báo có khả năng bị ảnh hưởng bão số 14 đang tiến vào Nam Trung Bộ.

Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và thiên tai đã chỉ đạo Sở GTVT, Cảng vụ Hàng hải và UBND các quận huyện yêu cầu chủ bến và chủ đò ngang, đò dọc, tàu du lịch, tàu cánh ngầm... chấp hành lệnh cấm xuất bến hoạt động, có hiệu lực từ 1h ngày 19/11 cho đến khi có lệnh mới.

sai-gon-mua-lon-hang-loat-duong-ngap-sau-1

Ngập đường Huỳnh Tấn Phát. Ảnh: Thành Nguyễn

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, 16h ngày 18/11 tâm bão 14 (tên quốc tế là Kirogi) cách bờ biển Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận khoảng 400 km, sức gió tối đa 75 km/h (cấp 8), giật tăng 3 cấp.

Vùng gió mạnh có bán kính 150 km về phía Bắc, 100 km về phía Nam tính từ tâm bão. Di chuyển hướng Tây, tốc độ 20-25 km/h, đến 4h sáng mai tâm bão ngay bờ biển các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Sức gió tối đa 90 km/h (cấp 9), giật cấp 12. Bão sau đó đi sâu vào đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.

Các tỉnh thành trong khu vực ảnh hưởng bão ráo riết chuẩn bị các phương án phòng chống bão như gia cố nhà cữa, neo đậu tàu thuyền, sẵn sàng di dời dân vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.

Cơn bão Kirogi sẽ vào Nam Trung Bộ

Bão số 14 dự kiến vào đất liền các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận với sức gió mạnh nhất 75 km/h.

bao-kirogi-se-vao-nam-trung-bo

Dự báo đường đi của bão. Ảnh: NCHMF

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, 16h ngày 18/11 tâm bão 14 (tên quốc tế là Kirogi) cách bờ biển Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận khoảng 400 km, sức gió tối đa 75 km/h (cấp 8), giật tăng 3 cấp.

Vùng gió mạnh có bán kính 150 km về phía Bắc, 100 km về phía Nam tính từ tâm bão.

Di chuyển hướng Tây, tốc độ 20-25 km/h, đến 4h sáng mai tâm bão ngay bờ biển các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Sức gió tối đa 90 km/h (cấp 9), giật cấp 12.

Bão sau đó đi sâu vào đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.

Từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận sẽ có mưa rất lớn, trọng tâm là Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận (từ đêm 18 đến 20/11). Mưa to kết hợp với không khí lạnh mở rộng ra Trung Trung Bộ và Bắc Trung Bộ kéo dài đến 26/11.

Trên các sông từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận, khu vực Tây Nguyên và sông Đồng Nai có khả năng xuất hiện đợt lũ từ ngày 19 đến 24/11.

Để ứng phó báo số 14, Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, lụt bão đã yêu cầu các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận cấm biển muộn nhất là 15h chiều 18/11.

Các tỉnh này cũng được yêu cầu nhanh chóng kiểm đếm và hướng dẫn tàu thuyền thoát ra hoặc không đi vào vùng biển nguy hiểm; sơ tán cho được người dân trên các tàu, thuyền, lồng bè, chòi canh, khu nuôi trồng thủy sản…. Trường hợp cần thiết phải cưỡng chế, để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.

bao-kirogi-se-vao-nam-trung-bo-1

Người dân Khánh Hoà chằng chống nhà cửa. Ảnh: Xuân Ngọc.

Nằm trong vùng có khả năng bị ảnh hưởng, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và thiên tai TP HCM đã chỉ đạo Sở GTVT, Cảng vụ Hàng hải và UBND các quận huyện yêu cầu chủ bến và chủ đò ngang, đò dọc, tàu du lịch, tàu cánh ngầm... chấp hành lệnh cấm xuất bến hoạt động, có hiệu lực từ 1h ngày 19/11 cho đến khi có lệnh mới.

Xe chở gỗ bị lật, hai người bị thương trong cabin bẹp dúm

Đang đổ dốc, chiếc xe tải lao vào vệ đường rồi lật ngửa, "nhốt" tài xế và phụ lái bị thương trong cabin.

Sáng 18/11, ôtô tải do tài xế Đậu Văn Hồng (28 tuổi) điều khiển khi đi qua con dốc cao quanh co ở quốc lộ 217 đoạn qua xã Trung Hạ (huyện Quan Sơn, Thanh Hóa) đã lao vào vệ đường rồi lật ngửa, "phơi bụng" ven đường.

lat-xe-cho-go-hai-nguoi-bi-thuong-trong-cabin-bep-dum

Gỗ văng tung toé quanh hiện trường. Ảnh: L.Sơn.

Gỗ đè bẹp dúm cabin khiến tài xế Hồng và phụ xe Nguyễn Văn Thuyết (39 tuổi) bị thương nặng. Người dân hồi lâu mới đưa được hai nạn nhân ra khỏi xe, chuyển đi cấp cứu.

Tại hiện trường, gỗ văng khắp nơi, nhiều cọc tiêu và trụ cáp viễn thông bị gãy.

Công an huyện Quan Sơn đang điều tra nguyên nhân tai nạn.

Thừa Thiên Huế xả nước hồ thủy lợi, thủy điện đón bão

Trước nguy cơ xuất hiện đợt lũ mới, trong khi các hồ đang ở mực nước cao hơn quy định, tỉnh đã yêu cầu ban quản lý hồ xả nước.

Sáng 18/11, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế đã gửi công văn khẩn yêu cầu ban quản lý các hồ Tả Trạch (nhánh tả trạch sông Hương), hồ thủy điện Bình Điền (nhánh hữu trạch sông Hương), thủy điện Hương Điền (thượng nguồn sông Bồ) xả nước chuẩn bị đón đợt mưa do không khí lạnh.

thua-thien-hue-xa-nuoc-ho-thuy-loi-thuy-dien-don-lu

Thủy điện Hương Điền ở thượng nguồn sông Bồ. Ảnh: Võ Thạnh.

Theo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, do ảnh hưởng của không khí lạnh từ phía Bắc đang di chuyển xuống phía Nam, ngày 19/11 Thừa Thiên Huế có khả năng xuất hiện đợt mưa to, kéo dài 5-7 ngày, tổng lượng mưa 200-300 mm, có nơi trên 400 mm.

Trong khi đó 7h ngày 18/11, mực nước hồ Tả Trạch là 38,22 m, cao hơn mực nước trước lũ theo quy định 3,22 m; hồ thủy điện Bình Điền là 84 m, cao hơn 3,4 m; hồ thủy điện Hương Điền (thượng nguồn sông Bồ) 57,44 m, cao hơn 1,44 m.

thua-thien-hue-xa-nuoc-ho-thuy-loi-thuy-dien-don-lu-1

Đợt lũ vừa qua, tỉnh Thừa Thiên Huế có 12 người chết, 6 người bị thương. Ảnh: Võ Thạnh.

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai yêu cầu ban quản lý các hồ trên từ 13h hôm nay phải vận hành xả điều tiết nước theo hướng tăng dần để trong 72 giờ tới phải đưa mực nước về đúng mức quy định chuẩn bị đón lũ.

Trước đó, trong đợt lũ lụt kéo dài ngày 3-8/11 do hoàn lưu bão kết hợp không khí lạnh, Thừa Thiên Huế có 12 người chết, 6 người bị thương, 71.700 căn nhà bị ngập, hàng trăm tấn cá nuôi lồng của người dân bị chết, hơn 10 km bờ biển bị sạt lở. Hệ thống giao thông tại các huyện, thị xã bị hư hại.