Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2017

Những bất cập giáo giục đầu năm điều hành tùy hứng, khó hiểu

Nắm quyền trong tay nhưng lại lúng túng trong điều hành, ngành giáo dục và chính quyền địa phương "xoay" giáo viên đến chóng mặt

Hơn nửa năm kể từ ngày tổ chức xét tuyển giáo viên (GV) bậc THPT, đầu tháng 9 vừa qua, Hội đồng Xét tuyển (HĐXT) viên chức ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam mới công bố kết quả. Nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ này được xác định là do HĐXT lúng túng trong lần đầu tổ chức.

Mở tiệc ăn mừng… hụt

Trước đó, ngày 22-2, tỉnh Quảng Nam tổ chức đồng thời kỳ thi tuyển và xét tuyển viên chức ngành giáo dục. Nếu như thi tuyển được đánh giá diễn ra công bằng, khách quan và đã có kết quả chỉ sau hơn 2 tháng thì kỳ xét tuyển viên chức bậc THPT kéo dài hơn nửa năm với những chuyện lùm xùm liên tiếp xảy ra. Cụ thể, khi HĐXT công bố điểm xét tuyển vào ngày 28-4, một số GV phát hiện điểm do HĐXT công bố được tính không đúng theo quy định tại Nghị định 29/2012/NĐ-CP nên đã tập trung phản ứng, buộc HĐXT phải xác minh và tính lại.

NHỨC NHỐI GIÁO DỤC ĐẦU NĂM HỌC: Điều hành tùy hứng, khó hiểu - Ảnh 1.

Nhiều GV ở tỉnh Quảng Nam bức xúc vì vụ thi tuyển viên chức giáo dục "đậu thành rớt" Ảnh: TRẦN THƯỜNG

Ngày 27-7, một nhóm GV gồm 17 người khác lại kéo đến trụ sở Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Quảng Nam bày tỏ bức xúc. Họ cho rằng trước đó, HĐXT công bố điểm rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, điểm được xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp nên nhiều người nghĩ đã trúng tuyển và mở tiệc ăn mừng. Tuy nhiên sau đó, HĐXT lại thông báo rằng điểm đã công bố là không chính xác. Những GV trên cho rằng HĐXT không nắm rõ luật dẫn đến sai sót nên yêu cầu phải xin lỗi và có cách xử lý hợp tình hợp lý cho các thí sinh.

Tuy nhiên, cả ông Trần Đình Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - Chủ tịch HĐXT và ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam - Phó Chủ tịch HĐXT, không thừa nhận có sai sót mà cho rằng văn bản của trung ương "không rõ ràng". Nhiều người đặt câu hỏi vì sao HĐXT với sự có mặt của phó chủ tịch UBND tỉnh và giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh cùng nhiều ban bệ của sở mà lại lúng túng đến vậy.

Liên quan đến việc này, một số người tham gia kỳ xét tuyển sau đó đã có tâm thư gửi đến lãnh đạo tỉnh Quảng Nam phản ánh về cách làm "không giống ai" của HĐXT. Trong cuộc họp gần đây, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Sở GD-ĐT và các cơ quan liên quan tổ chức rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, kết quả vừa công bố khiến 17 trường hợp trước đây nghĩ đã đậu cảm thấy thất vọng dù họ không bất ngờ, bởi khi bị gọi lên nhận thông báo, họ đã biết chuyện chẳng lành đến với mình.

Mình thích thì mình chuyển thôi!

Một trường THCS "hạ" 4 GV xuống dạy mầm non và mấy tháng sau thì đề xuất xin thêm GV để trám chỗ các vị trí đã chuyển đi.

Chuyện ngược đời xảy ra tại Trường THCS Hà Bắc (xã Hà Bắc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa). Vào tháng 1-2017, chủ tịch UBND huyện Hà Trung ra quyết định điều động 4 cán bộ, GV nằm trong diện dôi dư của trường xuống Trường Mầm non Hà Bắc công tác.

Lúc này, Trường THCS Hà Bắc vẫn còn thừa GV nên tiếp tục đề nghị huyện cho chuyển 1 GV văn xuống Trường Tiểu học Hà Bắc và 1 GV mỹ thuật đi liên trường (dạy cả tiểu học và THCS). Đến đầu năm học 2017-2018, trường đã đủ GV, không thừa cũng không thiếu.

Đến đầu tháng 9-2017, Trường THCS Hà Bắc lại xin tiếp nhận 1 GV từ nơi khác về khiến trường đang đủ trở nên dư GV. Nhiều GV cảm thấy bất bình khi người mới thay thế ngay vị trí GV trước đó đã chuyển đi.

Ông Lê Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường THCS Hà Bắc, xác nhận có sự việc trên. Do GV giỏi của trường bị luân chuyển hết nên trong năm 2017-2018, trường lại rất cần 1 GV cốt cán, đặc biệt là GV toán để bồi dưỡng cho học sinh giỏi. Vì vậy, trường mới đề xuất thêm người. Nói vậy nhưng ông Hải cũng không chắc GV mới về có giỏi như trường mong muốn hay không!

Theo báo cáo của Phòng GD-ĐT huyện Hà Trung, huyện này đang thừa hơn 100 biên chế giáo dục, trong đó cấp THCS và tiểu học dôi dư là chủ yếu. Trong năm 2016-2017, Hà Trung đã điều động được 20 GV (16 GV cấp THCS và 4 GV tiểu học) xuống các trường mầm non; năm 2017-2018 tiếp tục luân chuyển 11 GV từ THCS xuống tiểu học.

Chưa hết, việc luân chuyển còn dẫn đến hệ lụy dở khóc dở cười: nhiều GV đang dạy chuyên môn khi chuyển xuống mầm non không biết làm gì, dạy gì. Vì thế, họ chủ yếu được giao đi nấu ăn, đi chợ, rửa bát... nên cảm thấy buồn và tủi thân.

 

Tăng cường dạy tiếng việt cho trẻ mỗ giáo dân tộc thiểu số

Ngày 4 đến 6/10/2017 tại Hòa Bình đã diễn ra Hội thảo, tập huấn "Tăng cường tiếng Việt cho trẻ Mầm non (MN), học sinh Tiểu học (TH) người Dân tộc thiểu số (DTTS)" do Bộ GD&ĐT tổ chức.

Tới dự và chỉ đạo tập huấn có bà Nguyễn Thị Nghĩa – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT; ông Nguyễn Đức Hữu – Phó vụ trưởng vụ Giáo dục Tiểu Học, Bộ GD&ĐT; Bà Nguyễn Thị Hiếu – Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ GD&ĐT; cùng các chuyên gia Giáo dục, các thầy cô giáo đến từ các Cục, Vụ, Viện, các trường Đại học và các thầy cô giáo MN, TH đến từ 17 tỉnh (miền núi phía Bắc và miền Trung).

Hội thảo nhằm hướng tới giải quyết một số vấn đề: Liên thông giữa Giáo dục MN và giáo dục TH trong phạm vi tăng cường tiếng Việt cho trẻ DTTS; Trao đổi kỹ năng, kinh nghiệm dạy học giữa hai cấp học MN và TH về việc dạy tiếng Việt cho trẻ DTTS.

Đồng thời đề xuất giải pháp để thực hiện tốt việc chăm sóc, giáo dục trẻ em DTTS; khảo sát phân loại trẻ để nắm bắt tâm sinh lý và khả năng của trẻ để dạy tiếng Việt cho trẻ tốt nhất; giúp trẻ biết cầm bút đúng cách, ngồi đúng tư thế khi ngồi học…

Tại Hội thảo nhiều ý kiến cho rằng: Để đảm bảo sự liên thông giúp trẻ sẵn sàng, tự tin, bước vào lớp 1 trước hết ở cấp MN các cô giáo phải giúp trẻ củng cố vốn tiếng Việt để thực hiện tốt các nội dung nghe, nói. Khi kỹ năng nghe, nói tốt thì việc trẻ học lớp 1 rất dễ dàng có thể sử dụng thành thạo 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết.

Việc giúp trẻ làm quen với chữ cái, con số ở cấp MN là cần thiết, vì vậy giáo viên MN trước hết phải chuẩn về phát âm, hướng dẫn trẻ cầm bút, tư thế ngồi đúng để trẻ có thể tự tô nét chữ. Tuy nhiên ở cấp học MN giáo viên chưa được đào tạo bài bản như cấp TH, cho nên cần thiết phải tập huấn cho cô giáo MN.

Bà Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Chia sẻ với Hội thảo, Bà Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết: Việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ DTTS trước khi bước vào lớp 1 là hết sức cần thiết giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và học tập tốt hơn.

Bởi, khi bất đồng ngôn ngữ giữa trẻ và cô sẽ không hiểu nhau khiến trẻ trở nên rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin, không biết bày tỏ nguyện vọng của mình cũng như nhu cầu của mình và chất lượng học tập sẽ thấp.

Khi không có ngôn ngữ cô và trẻ sẽ như đi trong đêm tối mà không có đèn pin. Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lưu ban, bỏ học ở trẻ vùng DTTS nhiều hơn so với vùng đồng bằng.

Để khắc phục một phần khó khăn đó, Bộ GD&ĐT với sự tham mưu tích cực của vụ Giáo dục Mầm non, vụ Giáo dục Tiểu học, ngày 2/6/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1008 phê duyệt Đề án "Tăng cường tiếng Việt cho trẻ MN, học sinh TH vùng DTTS giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến 2025".

Điều đó cho thấy rằng không phải bây giờ chúng ta mới tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS mà từ trước chúng ta đã làm rồi, các địa phương rất linh hoạt, rất chủ động và đã có nhiều tài liệu phục vụ dạy và học.

Toàn cảnh Hội thảo

Tuy nhiên giờ đây có Đề án của Thủ tướng chúng ta làm sẽ tốt hơn và chất lượng hơn, đặc biệt Hội nghị hôm nay tập huấn có cả cấp học MN và TH thì hiệu quả của nó lại càng nâng lên bởi vì Giáo dục MN và Giáo dục tiểu học có sự liên thông.

Với cấp học MN, hoạt động chủ đạo là chơi và học qua chơi. Cho nên ở cấp học MN chúng ta chưa gọi là hoạt động học mà mới chỉ là hoạt động làm quen, giúp trẻ phát triên ngôn ngữ gồm có 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.

Còn ở cấp TH các em đã chuyển từ hoạt động chơi sang hoạt động học là chủ đạo và đã có hẳn một môn là tiếng Việt. Cho nên giữa trẻ 5 tuổi và trẻ lớp 1 có một sự liên thông, tiếp nối, cho nên giữa giáo viên MN và TH cần phải có sự phối kết hợp để có thể đáp ứng được nhu cầu cho nhau.

Hội thảo này là dịp để các giáo viên hai cấp học MN và TH cùng trao đổi về các vấn đề để tăng cường tiếng Việt cho trẻ, ngoài việc thực hiện nội dung như đã nêu trên thì một trong những yếu tố về phương pháp là giáo viên phải tạo được môi trường tiếng Việt cho trẻ. Làm tốt công việc này, tại các địa phương đã có nhiều sáng kiến.

Đồng thời đây cũng là dịp hết sức ý nghĩa giúp cho 2 cấp học MN và TH cùng thảo luận về lĩnh vực ngôn ngư tiếng Việt cho trẻ. Hai cấp học cần khắc phục những khó khăn về rào cản ngôn ngữ cho trẻ DTTS để nâng cao chất lượng dạy – học vùng DTTS, đảm bảo được sự liên thông giữa cấp học.

Con công nhân học dạy trẻ 5 sao tại Đà Nẵng

Trung tâm chăm sóc và giáo dục mầm non OneSky Đà Nẵng do tổ chức Half the Sky Foundation Hoa Kỳ tài trợ vừa chính thức đi vào hoạt động. Khoảng 250 trẻ em là con công nhân (CN) tại khu công nghiệp Hoà Khánh, Đà Nẵng được tiếp nhận vào ngôi trường quốc tế này.

Trung tâm chăm sóc và giáo dục mầm non OneSky Đà Nẵng xây dựng trên diện tích đất 3.800 m2, diện tích sử dụng là 2.566 m2, bao gồm 2 tầng với 17 phòng học, 1 khu đa chức năng dành cho tập huấn và hoạt động của trẻ, khu lễ tân, khu vực chế biến thức ăn, phòng y tế, 2 sân chơi cho trẻ, phòng giặt, nhà kho, khu văn phòng, và khu sân vườn.

Đà Nẵng: Con công nhân học trường mầm non 5 sao - Ảnh 1.

Con công nhân tại Trung tâm chăm sóc và giáo dục mầm non OneSky Đà Nẵng

Trung tâm tập trung chủ yếu vào hoạt động xây dựng cơ sở vật chất nhằm chăm sóc 250 em từ 6 tháng đến 6 tuổi, áp dụng chương trình giáo dục của tổ chức Half the Sky Foundation theo tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với chương trình giáo dục mầm non của Việt Nam. Mục tiêu của Dự án nhằm tác động tích cực, trực tiếp đối với trẻ em bị thiệt thòi và dễ bị tổn thương sống tại khu vực Khu Công nghiệp Hoà Khánh, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho trẻ và gia đình trẻ, góp phần thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bản thành phố.

Dự án có kinh phí cam kết tài trợ là gần 3,5 triệu USD và kinh phí đối ứng của thành phố là gần 4.000 USD, được thực hiện trong 3 năm (năm 2016-2019). Thời gian tới, dự án sẽ tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên mầm non và bảo mẫu tại các nhóm trẻ đọc lập tư thục, giúp nâng cao kỹ năng chăm sóc trẻ mầm non trong khu vực, tư vấn cho bố mẹ trẻ về công tác nuôi dạy trẻ mầm non; tạo sự phối hợp tốt giữa nhà trường và gia đình, xây dựng môi trường tốt nhất cho trẻ phát triển.