Thứ Tư, 4 tháng 10, 2017

Chém chết giáo viên mỗ giáo rồi tự thú ngay sau đó

Sau khi chém chết một giáo viên mầm non tại nhà riêng, người đàn ông khóa chặt cửa rồi mang chìa khóa tới công an đầu thú

 

Hiện trường xảy ra vụ án mạng /// Ảnh Khánh Trung

Hiện trường xảy ra vụ án mạng

Chiều 3.7, ông Nguyễn Hữu Ngân, Trưởng Công an xã Nghĩa Hợp (huyện Tân Kỳ, Nghệ An), cho biết trên địa bàn xã này vừa xảy ra vụ án mạng khiến một giáo viên mầm non tử vong.
Sau khi hoàn tất khám nghiệm hiện trường, thi thể nạn nhân đã được bàn giao cho gia đình chuẩn bị hậu sự.
Theo thông tin ban đầu, tối 2.7, Nguyễn Hữu Sơn (52 tuổi, ngụ tại xã Nghĩa Đồng, huyện Tân Kỳ) qua nhà bà Dương Thị Chung (48 tuổi, trú tại xóm 1B, xã Nghĩa Hợp) chơi, rồi bất ngờ dùng một con dao rựa chém liên tiếp nhiều nhát vào người khiến bà Chung tử vong ngay giữa nền nhà. Gây án xong, Sơn khóa cửa nhà cẩn thận rồi rời khỏi hiện trường.
 
Đến 6 giờ 30 sáng nay (3.7), Sơn mang theo chìa khóa đến Công an huyện Tân Kỳ đầu thú, khai nhận đã giết hại bà Chung.
Lực lượng công an xã Nghĩa Hợp phối hợp cùng công an huyện Tân Kỳ đã có mặt tại hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ việc. "Ngay sau nghi phạm đến đầu thú, chúng tôi đã có mặt tại nhà nạn nhân rồi chờ lực lượng công an huyện khám nghiệp hiện trường. Nạn nhân bị chém 11 nhát vào mặt, đầu và lưng bằng con dao đăn (dao rựa)", ông Ngân nói.
Theo ông Ngân, bà Chung đã ly hôn chồng, các con đi làm ăn xa nên ở nhà một mình. Hiện bà Chung đang làm giáo viên tại Trường mầm non xã Phú Sơn (huyện Tân Kỳ). Thời gian gần đây, người dân có đồn đoán chuyện tình cảm giữa bà Chung và Sơn, đây có thể là nguyên nhân dẫn đến vụ việc.
Vụ việc đang được tiếp tục điều tra, làm rõ.

Thiếu giáo viên mỗ giáo, hiệu trưởng mỗ giáo phải chông trẻ

Tìm người liên tục, các trường thông báo tuyển dụng suốt năm nhưng vẫn thiếu giáo viên mầm non triền miên. Chuẩn bị cho năm học mới, tình hình vẫn không hết khó khăn.

TP.HCM thiếu hàng ngàn giáo viên mầm non  /// ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
thiếu hàng ngàn giáo viên mầm non ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Hết năm học vẫn tuyển giáo viên!
Hầu hết lãnh đạo phòng giáo dục, các trường mầm non tại TP.HCM đều chung một tâm trạng lo lắng, bi quan trước thực tế thiếu giáo viên ở bậc học này.
Lãnh đạo Phòng Giáo dục Q.Bình Tân thông tin, tháng 5, tức cuối năm học mà quận vẫn còn tổ chức tuyển giáo viên đợt 4. Mấy đợt trước ban hành quyết định tuyển dụng rồi nhưng ứng viên không đến nhận nhiệm sở nên cứ phải tuyển tiếp. Chính vị lãnh đạo này trực tiếp gặp một số giáo viên trúng tuyển nhưng bỏ không đến nhận nhiệm sở để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng thì được biết nếu dạy trường công, tổng thu nhập từ lương, các khoản hỗ trợ mới được khoảng 3 triệu/tháng, trong khi dạy trường tư, vừa ít học sinh mà thu nhập gần gấp đôi nên đã từ chối.
 
Còn hiệu trưởng một trường "điểm" trong nội thành cũng than thở: "Năm nào cũng thiếu, cần 3 thì may mắn được 2, không thì chỉ được nhận 1, trường cứ phải "thỉnh giảng" muốn chết. Nhưng cả quận cùng thiếu nên phải tạo điều kiện bổ sung cho trường thiếu nhiều trước".
Trong buổi làm việc với Ban Văn hóa xã hội - HĐND TP.HCM vào đầu tháng 5, bà Nguyễn Thị Ngọc Thủy, Hiệu trưởng Trường mầm non phường 3 (Q.10), cho biết trường hiện có khoảng 350 trẻ với 10 nhóm lớp nhưng chỉ có 18 giáo viên. Trong khi đó, quy định ở lứa tuổi nhà trẻ cần 2 giáo viên/lớp. Do học sinh tuổi này còn quá nhỏ nên trường phải ưu tiên cho đủ giáo viên, còn các lứa tuổi khác, ban giám hiệu buộc phải trực tiếp vào lớp những giờ cao điểm để phụ giáo viên chăm sóc trẻ.
Lãnh đạo Phòng Giáo dục Q.10 cũng cho hay thiếu 53 giáo viên so với biên chế được giao và đây là bậc học thiếu giáo viên nhiều nhất. Điều này gây không ít khó khăn để các trường đảm bảo hoạt động và giáo dục, chăm sóc trẻ tốt.
Trên trang mạng xã hội về tuyển dụng giáo viên mầm non do nhóm giáo viên tại TP.HCM xây dựng, chỉ cần một giáo sinh giới thiệu vừa tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm mầm non thì có hàng chục nhân viên phụ trách nhân sự các trường ngoài công lập "túc trực" kêu gọi về trường của mình ứng tuyển. Lãnh đạo một trường mầm non ngoài công lập tại Q.Tân Bình ngậm ngùi: "Chúng tôi không chỉ dán thông báo tuyển dụng ngay tại trường mà còn đưa thông tin lên các trang mạng xã hội để tìm người. Dù lương trả cao hơn trường công nhưng nguồn tuyển khan hiếm, không phải cứ có tiền là tuyển được".
 
Sẽ không yêu cầu hộ khẩu thành phố
Theo thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM, hiện tại với quy mô 3.057 nhóm nhà trẻ, 10.347 lớp mẫu giáo, thành phố đang thiếu 7.695 giáo viên mầm non, riêng khối công lập thiếu 3.319 chỉ tiêu so với quy định của Bộ. Hằng năm, thành phố cũng chỉ tuyển được 3/4 nhu cầu.
Chuyên viên tuyển dụng của một quận cho biết: "Thực tế vài năm trở lại đây, có bao nhiêu tuyển hết bấy nhiêu. Ứng viên cứ qua vòng tiếp nhận hồ sơ xem như là trúng tuyến, vậy nhưng cũng chỉ đáp ứng 50% nhu cầu".
Còn ông Ngô Văn Tuyên, Trưởng phòng Giáo dục Q.Bình Tân, cho hay số sinh viên ngành mầm non của TP.HCM hằng năm tốt nghiệp mới chỉ đủ đáp ứng nhu cầu của một số quận huyện nên việc thiếu triền miên là đương nhiên.
 
Trong khi đó các trường đào tạo ngành sư phạm mầm non từ bậc trung cấp đến ĐH, trung bình mỗi năm có khoảng 2.648 sinh viên tốt nghiệp. Trong đó chỉ có khoảng 800 sinh viên tốt nghiệp có hộ khẩu TP.HCM mà nhu cầu mỗi năm cần khoảng 2.000 người!
Tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 5 ngày 6.7, HĐND TP.HCM đã thông qua nghị quyết về chính sách thu hút giáo viên mầm non. Theo đó, thành phố cho phép tuyển giáo viên không gắn với yêu cầu hộ khẩu thành phố. Trước thông tin này, ông Nguyễn Thành Văn, Trưởng phòng Giáo dục Q.10, cho biết mong thành phố sớm xây dựng cơ chế tuyển dụng với quy định mở để phần nào giải quyết khó khăn của các trường và cũng để đảm bảo chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.

Singapore tuyển dụng giáo viên mầm non trẻ đáng học hỏi

Chính phủ Singapore đang triển khai chương trình thu hút 1.000 người trẻ chọn nghề giáo viên mầm non trong năm nay.

Theo kênh Channel NewsAsia, Bộ Phát triển gia đình và xã hội và Cơ quan Phát triển giáo dục mầm non Singapore phối hợp với các trường mầm non tổ chức triển lãm cơ hội nghề nghiệp từ ngày 4.7 - 15.9, kêu gọi tất cả ứng viên tham gia, nhất là giới trẻ.
Các bạn có cơ hội tham gia chương trình tập huấn chuyên sâu vừa học vừa làm trong vòng 18 tháng tại các trường mầm non. Sau khi hoàn tất chương trình đào tạo, họ có thể được tuyển dụng chính thức.
Bộ trưởng Phát triển gia đình và xã hội Tan Chuan-Jin cho biết hiện có 30 trường mầm non tham gia thực hiện chương trình. "Ngành giáo dục mầm non ở Singapore đang mở ra nhiều cơ hội việc làm. Chúng tôi nỗ lực thu hút ngày càng nhiều người trẻ tham gia và khám phá lĩnh vực này", ông Tan nói.
Theo kế hoạch của chính phủ công bố hồi cuối năm 2016, Singapore dự kiến sẽ tuyển thêm 4.000 giáo viên mầm non trong vòng 4 năm tới.

Bàn cãi việc chỉ ký hợp đồng 9 tháng/năm cho nhân viên dữ trẻ

Việc ký hợp đồng 9 tháng/năm đối với giáo viên mầm non, nhân viên nuôi dưỡng tạo sự tranh luận của đại biểu tại kỳ họp thứ 5 HĐND TP.HCM

Giáo viên mầm non là công việc chịu nhiều áp lực ///  Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Giáo viên mầm non là công việc chịu nhiều áp lực Ảnh: Đào Ngọc Thạch
 

Chiều 6.7, kỳ họp thứ 5 HĐND TP.HCM khóa IX đã thông qua các nghị quyết tờ trình của UBND TP.HCM.

Trong đó, đáng chú ý là nghị quyết về đề xuất chính sách hỗ trợ và thu hút giáo viên mầm non tạo sự tranh luận của một số đại biểu có mặt tại kỳ họp. Theo tờ trình này, từ ngày 1.9, giáo viên mầm non công lập được ký hợp đồng sẽ có mức lương 3,75 triệu đồng/tháng, thời gian hưởng là 9 tháng/năm. Với nhân viên nuôi dưỡng, mức lương tối thiểu 2 triệu đồng/tháng, thời gian hưởng 9 tháng/năm.

Ngoài ra hỗ trợ cho giáo viên mầm non do tính chất công việc (không áp dụng với giáo viên hợp đồng) là 650.000 đồng/người/tháng, thời gian hưởng 9 tháng/năm… Nghị quyết cũng cho phép tuyển giáo viên không có hộ khẩu ở TP.HCM.

Đại biểu Trần Hoàng Danh tán thành với chủ trương TP.HCM thu hút giáo viên mầm non. Tuy nhiên, ông Danh băn khoăn thời gian hưởng lương chỉ có 9 tháng/năm đối với giáo viên hợp đồng và nhân viên nuôi dưỡng mà tờ trình nêu.

Tranh luận việc chỉ ký hợp đồng 9 tháng/năm đối với giáo viên mầm non - ảnh 1
Đại biểu Trần Hoàng Danh băn khoăn việc ký hợp đồng 9 tháng/năm sẽ khó thu hút giáo viên mầm non Khả Hòa

"Nếu chỉ hợp đồng 9 tháng thì còn 3 tháng giáo viên sẽ không được hưởng lương. Điều này sẽ dẫn tới họ sẽ không tiếp tục cộng tác vào thời gian sau và việc này chưa hợp lý lắm. Trong số lương 3,75 triệu đồng/tháng đối với giáo viên đã bao gồm bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế chưa?", ông Danh đặt câu hỏi.

Với vai trò là cơ quan tham mưu cho UBND TP.HCM trong việc xây dựng tờ trình, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Lê Hồng Sơn cho biết tờ trình đã có sự góp ý của các sở ngành liên quan. Ông Sơn cho hay Sở GD-ĐT rất mong muốn giáo viên được hưởng trọn lương 12 tháng/năm. Tuy nhiên hợp đồng chức danh theo công việc của giáo viên hay nhân viên nuôi dưỡng lại không có trong quy định chung của T.Ư, Bộ Nội vụ, Bộ GD-ĐT mà ở TP chỉ quyết định được theo hợp đồng công việc.

"Thực tế người giáo viên hay nhân viên nuôi dưỡng không có nghỉ suốt 3 tháng hè mà chỉ nghỉ một thời gian rất ngắn từ ngày 1 đến 15.6. Sau đó họ sẽ thực hiện theo yêu cầu, nhu cầu của phụ huynh gửi con. Trong thời gian này, giáo viên hay nhân viên nuôi dưỡng có thêm một phần hỗ trợ từ xã hội hóa của phụ huynh học sinh", ông Sơn nói.

Tranh luận việc chỉ ký hợp đồng 9 tháng/năm đối với giáo viên mầm non - ảnh 2
Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Lê Hồng Sơn mong muốn giáo viên mầm non và nhân viên nuôi dưỡng sẽ được hỗ trợ nhiều hơn Khả Hòa

Từ phân tích trên, các sở ngành đã có đề nghị giáo viên hay nhân viên nuôi dưỡng chỉ được hưởng lương 9 tháng/năm. Ông Sơn cũng mong muốn các đối tượng này sẽ được hỗ trợ nhiều hơn trong quá trình thực hiện nghị quyết.

Bà Thi Thị Tuyết Nhung - Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP.HCM, đơn vị thẩm tra nghị quyết - cho hay việc ký hợp đồng 9 tháng là để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên cục bộ. Vì áp lực công việc ở nhiều trường có nhiều giáo viên mầm non xin nghỉ. Do đó việc hợp đồng giáo viên trong 9 tháng là trong thời gian chờ các trường xét tuyển các giáo viên này. Khi đã được tuyển, các trường sẽ áp dụng việc tuyển dụng theo đúng quy định của pháp luật.

"Trong quá trình thực hiện, chúng tôi vẫn mong muốn sẽ xem xét, điều chỉnh và bổ sung theo quy định", bà Nhung nói.