Thứ Năm, 9 tháng 11, 2017

DÙng mình khi thấy Bão Haikui vào biển Đông

Tối qua áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão với tên quốc tế Haikui, đây là cơn bão số 13 hoạt động trên biển Đông.

Lúc 4h ngày 10/11, tâm bão Haikui cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 930km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất 75km/giờ (cấp 8).

bao-haikui-vao-bien-dong

Vị trí, đường đi của bão Haikui lúc 5h ngày 10/11. Nguồn: NCHMF.

Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương dự báo, trong 24 giờ tới bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km còn có khả năng mạnh thêm.

Đến 4h ngày 11/11, tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 430km về phía Đông Đông Nam và tăng lên cấp 9 (sức gió 90km/giờ).

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, vùng biển phía Đông khu vực Bắc và giữa biển Đông có mưa rào và giông mạnh, gió cấp 6-7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11-12.

Tại cuộc họp khắc phục hậu quả và tái thiết sau bão lũ ngày 9/11, ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương cho biết, do dự báo xa nên đường đi của bão có thể thay đổi.

Ông Cường đưa ra các tình huống như bão di chuyển lệch phía Bắc không ảnh hưởng đất liền và đặc biệt ngày 14 và 15/11 có một đợt không khí lạnh tăng cường xuống từ phía Bắc có thể làm bão suy yếu. Tuy nhiên, lãnh đạo Trung tâm khí tượng cũng đưa ra kịch bản xấu bão vào Trung Bộ, nơi vừa gánh chịu thiệt hại nặng nề của bão Damrey.

Tổng kiểm tra an toàn hồ đập

Chiều 9/11, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường đã ký công điện đề nghị tổng rà soát các hồ đập, sẵn sàng ứng phó với bão Haikui.

Công điện nêu, bão Haikui có thể ảnh hưởng đất liền, trong bối cảnh các hồ chứa đã đầy nước, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Lãnh đạo các tỉnh được yêu cầu phối hợp với chủ hồ đánh giá nhanh hiện trạng an toàn của các công trình thủy điện và thủy lợi, cập nhật thường xuyên thông tin để chủ động xả nước đón lũ, đặc biệt là khu vực từ Thanh Hóa đến Khánh Hòa.

Ban chỉ đạo đề nghị hoàn thiện các phương án phòng lũ hạ du, nhất là khu vực  đông dân cư, sẵn sàng sơ tán dân khi có tình huống khẩn cấp.

bao-haikui-vao-bien-dong-1

Ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng cục trưởng thuỷ lợi cho biết có 350 hồ xung yếu "có thế vỡ bất cứ lúc nào". Ảnh: Võ Hải.

Tổng cục trưởng Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp) Nguyễn Văn Tỉnh thông tin, cả nước có khoảng 1.200 hồ chứa bị xuống cấp nghiêm trọng, trong đó có 350 hồ xung yếu. Ông Tỉnh cho rằng, trong bối cảnh 100% các hồ chứa ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ đã đầy nước, mùa mưa ở Nam Trung Bộ chưa kết thúc, nguy cơ mất an toàn hồ là rất cao.

Đà Nẵng trời nắng

TP Đà Nẵng - nơi đang diễn ra Tuần lễ cấp cao APEC - sáng 10/11 còn có lúc có mưa, nhưng lượng không lớn, buổi chiều giảm mây, trời nắng.

bao-haikui-vao-bien-dong-2

Thời tiết TP Đà Nẵng thuận lợi cho các hoạt động của Tuần lễ cấp cao APEC. Ảnh: Quỳnh Trần.

Hình thái thời tiết trên được duy trì sang ngày 11, 12 (thứ bảy, chủ nhật). Nhưng qua đầu tuần (ngày 13, 14/11) mưa rào nhẹ sẽ chấm dứt, trời nắng, nhiệt độ từ 24-29 độ C.

Cùng với Đà Nẵng, mưa giảm nên lũ trên các sông đều xuống, riêng các sông ở Quảng Nam lên theo điều tiết của hồ thuỷ điện. Dự báo hôm nay (10/11) lũ trên các sông tiếp xuống, tình trạng ngập lụt trên các sông từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định giảm dần.

Lãnh đạo các nền kinh tế APEC hội tụ tại Đà Nẵng

Máy bay chở lãnh đạo các nước Singapore, Canada, Lào, Thái Lan... liên tục đáp xuống sân bay quốc tế Đà Nẵng.

  • 11h30

    Đoàn đại biểu Thái Lan đến dự APEC trên chuyến chuyên cơ của Hãng hàng không Hoàng gia Thái Lan.

    23483192-1300255540078292-1639-7131-4961
  • 11h30

    Máy bay tiền trạm của đoàn đại biểu Trung Quốc vừa đáp xuống. Liền đó, máy bay chở đoàn cá bộ an ninh và ngoại giao Mỹ cũng hạ cánh. Nhiều mật vụ Mỹ dắt theo chó nghiệp vụ đi kiểm tra an ninh khắp các khu vực, quanh vị trí máy bay đậu.

    Trời Đà Nẵng đang nắng to.

    23468555-1300251976745315-1052-2556-6207

    Đoàn xe APEC sau chở đoàn ngoại vụ Mỹ rời sân bay. 

    23469059-1300251693412010-2138-6088-4871
  • 11h00

    Lãnh đạo nền kinh tế Lào vừa xuống sân bay quốc tế Đà Nẵng. 

    Lãnh đạo Lào đến Đà Nẵng dự Apec 2017

    Bên ngoài sân bay, các đội tiêu binh và lễ tân luôn sẵn sàng làm nhiệm vụ mỗi khi có một đoàn đại biểu hạ cánh.

    23476653-10208358063027824-702-9672-4270
    23435499-10208358062747817-129-2216-9073
  • 10h20

    Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm nay từ TP HCM đến Đà Nẵng dự diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương. 

    Trước đó, sáng 8/11, ông Trudeau đến Hà Nội bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam. Trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chiều cùng ngày, hai nhà lãnh đạo nhất trí xác lập khuôn khổ quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Canada.

    thu-tuong-chao-khi-buoc-qua-ca-4042-6198

    Thủ tướng Canada Trudeau ở Đà Nẵng.

    Sau cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Canada tới thăm khu di tích Nhà sàn Hồ Chủ tịch,  thăm ao cá trong khu di tích và cho cá ăn. Ông cũng chào xã giao Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, hội kiến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

    di-ve-1519-1510288295.jpg

    Ông Trudeau và Bộ trưởng Giáo dục Việt Nam Phùng Xuân Nhạ.

    Ảnh: Một ngày của Thủ tướng Canada tại TP HCM

    Tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Trudeau tới thăm Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM, đánh 3 tiếng cồng tại đây. Đánh cồng là nghi thức các doanh nghiệp thường thực hiện khi niêm yết trên sàn chứng khoán.

    Ông còn có buổi giao lưu với sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng. Chiều cùng ngày, ông có cuộc gặp với Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong, bày tỏ mong muốn đẩy mạnh hơn nữa quan hệ thương mại và đầu tư giữa Canada và thành phố trong thời gian tới.

    23435655-1300203286750184-5123-9659-6638
  • 10h10

    Máy bay chở đoàn đại biểu dự Hội nghị cấp cao APEC của Singapore hạ cánh. Thủ tướng Lý Hiển Long tươi cười xuống thang bắt tay Bộ trưởng Giáo dục Việt Nam Phùng Xuân Nhạ. Theo sau ông Lý là phu nhân - bà Hà Tinh - người thường đồng hành với ông trong nhiều chuyến công du.

    Vẻ ngoài giản dị, nhưng sức ảnh hưởng và danh tiếng của bà Hà Tinh không thua kém chồng mình. Bà hiện đảm nhận vị trí Tổng giám đốc điều hành quỹ đầu tư lớn nhất của Chính phủ Singapore - Temasek Holdings. Bà từng được các tạp chí Forbes, Times xếp vào danh sách những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới.

    Ông Lý và phu nhân hồi tháng 3 năm nay vừa có chuyến thăm chính thức Việt Nam nhằm thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh giữa hai nước. Tổng giá trị đầu tư của Singapore vào Việt Nam đứng thứ ba với 40 tỷ USD, chỉ sau Nhật Bản và Hàn Quốc.

    23439619-1300200356750477-1043-1732-6016

    Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 1989  ra đời tại Canberra, Australia, với 12 thành viên. Mục tiêu đề ra là nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng ở khu vực, đồng thời thắt chặt các mối quan hệ trong cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương.

    Đến nay, APEC có 21 nền kinh tế thành viên, đại diện khoảng 2,8 tỷ dân và đóng góp 43 nghìn tỷ USD tổng GDP, 20 nghìn tỷ USD thương mại quốc tế; chiếm khoảng 39% dân số thế giới, 59% GDP và 48% thương mại toàn cầu.

    Diễn đàn APEC hoạt động trên cơ sở tham vấn và xây dựng đồng thuận. Các chính sách mới được thông qua trong các phiên họp APEC được nhất trí theo tinh thần tự nguyện và cùng có lợi, theo Cục Quản lý Thương mại Quốc tế (ITA), Bộ Thương mại Mỹ.

    Kể từ năm 1989, các sáng kiến nhằm tăng cường hội nhập khu vực mà APEC đưa ra đã chứng minh được tầm quan trọng đối với thương mại và tăng trưởng kinh tế ở châu Á - Thái Bình Dương, như xóa bỏ nhiều trở ngại về thương mại giữa những quốc gia thành viên, thống nhất các tiêu chuẩn và quy định, đồng thời tinh giản các thủ tục hải quan nhằm khiến hàng hóa dễ dàng lưu thông hơn qua biên giới.

    Mặt khác, ngoài trọng tâm là chủ đề kinh tế, APEC cũng cung cấp cơ hội để các nhà lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên gặp bên lề và bàn bạc những vấn đề chính trị mà thế giới và khu vực cùng quan tâm.

  • Chiến mã bọc giáp hộ tống Tổng thống Putin tại Đà Nẵng

    Máy bay hạ cánh lúc 9h, Tống thống Nga Putin được đón trên "chiến mã" Mercedes-Benz S600 Pullman có hệ thống phòng vệ tối tân.

    Đoàn xe phục vụ Tổng thống Nga Vladimir Putin được vận tải cơ Il-76 chuyển tới Đà Nẵng vào đêm 6/11, sẵn sàng tham dự hội nghị APEC. Từ 7h30 sáng nay, xe vào sân bay để chờ đón ông Putin trên chuyến bay sắp hạ cánh. 

    Chiếc xe chuyên dụng được Tổng thống Nga sử dụng trong các chuyến công du nước ngoài là "chiến mã" Mercedes-Benz S600 Pullman, tương tự chiếc "The Beast" (Quái thú) của Tổng thống Mỹ, theo Economic Times.

     

    Xe được trang bị vỏ giáp chống được vũ khí bộ binh hạng nặng, có khả năng di chuyển với tốc độ 80 km/h trên quãng đường tối thiểu 30 km trong trường hợp cả 4 lốp xe đều bị phá hủy. Chiếc S600 còn có nguồn cấp không khí độc lập và nhiều tính năng bảo vệ khác, cùng hệ thống thông tin liên lạc để duy trì kết nối giữa Tổng thống Nga với các quan chức chính phủ và quân đội.

    8h30, trước nhà ga quốc tế, các xe đặc chủng của CSGT được tăng cường vào bãi đỗ gần khu VIP A. Một số phương tiện đi vào đường phía trước nhà ga đã được nhắc nhở dời đi nơi khác. Tuyến đường này đoàn lãnh đạo cấp cao sẽ đi qua, trước khi lưu thông qua các tuyến phố của Đà Nẵng. 

    Chuyến bay chở Tổng thống Nga hạ cánh lúc 9h, chậm khoảng 40 phút so với kế hoạch. "Chiến mã" S600 đón ông Putin và nhanh chóng rời đi.

    Ngoài hệ thống phòng thủ, chiếc S600 thường được hộ tống bởi hàng chục ôtô các loại, nhiều chiếc trong số đó được trang bị hệ thống gây nhiễu và cảnh báo.

    Ứng viên cho vị trí lái xe phải trải qua nhiều bài kiểm tra về tâm lý và thể lực, cũng như trình độ lái xe trong điều kiện khắc nghiệt. Ngoài ra, họ phải có kinh nghiệm làm việc trong các đơn vị cận vệ (FSO) Nga. Phải mất từ 7 đến 15 năm để một ứng viên có thể trở thành lái xe cho Tổng thống Nga.

    Hai bên đường, hàng trăm người dân Đà Nẵng đứng xem và chụp ảnh đoàn xe. Sau cơn mưa lúc sáng sớm, đường dần khô ráo, thời tiết thuận lợi cho việc di chuyển. 

    Xe chở ông Putin chạy ra đại lộ Nguyễn Văn Linh hướng về phía biển.

    Các đặc khu kinh tế đều xác định ưu tiên dịch vụ casino

    Hôm nay Quốc hội nghe các báo cáo và thảo luận lần đầu tiên ở tổ về dự án Luật đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt. 

    Chiều 10/11, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng sẽ thừa ủy quyền của Thủ tướng giới thiệu với Quốc hội dự án Luật Đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt. 

    Ngành đặc thù ở ba đặc khu

    Theo dự luật Chính phủ trình, đặc khu Vân Đồn (Quảng Ninh) sẽ phát triển các ngành công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao; du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, công nghiệp văn hóa; dịch vụ hàng không và hậu cần hàng không; dịch vụ thương mại và mua sắm.

    Đặc khu Bắc Vân Phong (Khánh Hoà) sẽ phát triển các ngành công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí chính xác; cảng biển hàng hóa và hành khách quốc tế; dịch vụ hậu cần cảng biển; du lịch nghỉ dưỡng, thương mại, tài chính.

    Còn đặc khu Phú Quốc (Kiên Giang) sẽ phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái; hội nghị, triển lãm quốc tế, dịch vụ thương mại và mua sắm; dịch vụ quản lý tài sản; dịch vụ y tế, giáo dục chất lượng cao; công nghệ sinh học.

    Uỷ ban Pháp luật cho biết, theo các danh mục thì du lịch là một trong những ngành, nghề được ưu tiên phát triển ở cả 3 đơn vị hành chính kinh tế đặc biêt. Trong đó, cả 3 đơn vị đều xác định ưu tiên đối với dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp có casino, vốn đầu tư tối thiểu 44.000 tỷ đồng.

    Uỷ ban cho rằng sự trùng lặp ngành, nghề ưu tiên có thể dẫn tới sự cạnh tranh lẫn nhau giữa 3 đơn vị. "Mặt khác, hiện nay nhiều nước trong khu vực có vị trí địa lý gần với nước ta đã khá thành công với loại hình này, việc ưu tiên ngành, nghề này cần phải tạo nên thế mạnh riêng và đủ khả năng cạnh tranh với các nước", Uỷ ban pháp luật nhắc nhở.

    Áp dụng mức thuế thấp với dịch vụ casino

    Dự thảo Luật quy định nhiều ưu đãi về thuế trong đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Trong đó, Chính phủ đề nghị áp dụng mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dịch vụ kinh doanh casino, đặt cược thấp hơn mức thuế suất hiện hành trong 10 năm.

    Uỷ ban Pháp luật đánh giá, những ưu đãi về thuế sẽ tác động tới nguồn thu của ngân sách, ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế đất nước. Do đó, cần có sự tính toán về những chi phí và lợi ích của những chính sách này, cân nhắc về tác động đối với các doanh nghiệp nội địa ngoài đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt và nguy cơ các ưu đãi về thuế bị lợi dụng.

    Ví dụ, việc quay vòng xuất nhập khẩu hàng hóa để hưởng ưu đãi thuế và hoàn thuế; việc các doanh nghiệp chuyển từ khu vực này sang khu vực khác để tìm kiếm ưu đãi vế thuế…

    "Mặt khác, kinh nghiệm các nước cho thấy, việc hoàn thiện khung pháp lý và sự thuận lợi về thể chế hành chính trong nhiều trường hợp có thể còn quan trọng hơn các ưu đãi về đất đai hay thuế", Uỷ ban Pháp luật nhấn mạnh.

    Vân Đồn 2
     
     

    Phó chủ tịch Quảng Ninh hy vọng dự Luật đặc khu sẽ tạo ra được thể chế hiện đại. Video: Võ Văn Thành

    Thời hạn sử dụng đất tối đa lên tới 99 năm

    Cũng theo tờ trình của Chính phủ, môi trường đầu tư kinh doanh tại các đặc khu đặc biệt thuận lợi khi thu hẹp ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện từ 243 ngành, nghề xuống còn 108; bãi bỏ những hạn chế về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

    Chính phủ đề nghị mở rộng và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhà đầu tư trong tiếp cận đất đai, thế chấp tài sản trên đất và sở hữu nhà ở. Cụ thể, thời hạn sử dụng đất tối đa lên tới 99 năm đối với các dự án trong một số lĩnh vực và các ngành, nghề ưu tiên phát triển của từng đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (quy định hiện hành tối đa 70 năm).

    Đồng thời, tổ chức kinh tế được thế chấp tài sản gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng nước ngoài có hiện diện thương mại tại Việt Nam. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu nhà ở thương mại trong dự án nhà ở và dự án bất động sản nghỉ dưỡng từ các tổ chức, cá nhân trong nước.

    ba-dac-khu-kinh-te-deu-xac-dinh-uu-tien-dich-vu-casino

    Việt Nam dự kiến xây dựng đặc khu kinh tế ở Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hoà), Phú Quốc (Kiên Giang).

    Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Pháp luật đánh giá, các cơ chế, chính sách đặc thù được quy định trong dự thảo Luật đã thể hiện tính vượt trội. Tuy nhiên, Uỷ ban đề nghị cân nhắc kỹ từng nhóm chính sách, trong đó có nhóm chính sách về đất đai.

    Có ý kiến trong Uỷ ban cho rằng, việc thu hồi đất ở một số địa bàn còn có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân. Trong khi đó, các khu vực dự kiến thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt đều là những nơi tiềm năng, lợi thế về du lịch, dịch vụ, đang có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư, đồng thời, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh.

    "Việc giao đất với thời hạn tới 99 năm là quá dài so với chu kỳ thu hồi vốn của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc này có thể bất lợi cho Nhà nước do nền kinh tế thế giới đang có sự biến động mạnh mẽ, có thể dẫn đến những thay đổi khó dự báo về vai trò của một số ngành, nghề được ưu tiên trong nền kinh tế", Uỷ ban Pháp luật đánh giá.

    Vì vậy, Uỷ ban đề nghị cần xem xét đánh giá tác động của chính sách này đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô cũng như với cuộc sống của người dân. Theo Uỷ ban, nênquy định thời hạn sử dụng đất phù hợp hơn đối với từng ngành, nghề ưu tiên phát triển và phù hợp với thực tế sử dụng, gắn với thực trạng quỹ đất hiện có; làm sao đảm bảo thu hút đầu tư nhưng cũng bảo đảm an ninh, chủ quyền, lợi ích quốc gia và không gây lãng phí nguồn tài nguyên đất đai.

    Chiều nay, sau khi nghe các báo cáo nêu trên, đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự luật đơn vị Hành chính kinh tế đặc biệt.

    Hà Nội thắt chặt an ninh chuẩn bị đón lãnh đạo Trung Quốc, Mỹ

    Lực lượng chức năng thực hiện các biện pháp nghiệp vụ trên đường phố Hà Nội, trước thời điểm diễn ra hoạt động ngoại giao quan trọng.

    Sáng 10/11, lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra an ninh trên một số tuyến phố Hà Nội, trước thời điểm dự kiến nhà lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ sẽ đến trong chuyến thăm chính thức Việt Nam.

    Theo Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, nhân dịp hội nghị cấp cao APEC, dự kiến Hà Nội sẽ đón bốn lãnh đạo thăm cấp nhà nước. Đó là Thủ tướng Canada Justin Trudeau; Tổng bí thư - Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình; Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Chile Michelle Bachelet.

    Hiện lãnh đạo Canada và Chile đã thực hiện lịch trình nêu trên.

    ha-noi-that-chat-an-ninh-chun-bi-don-lanh-dao-trung-quoc-my

    Lực lượng chức năng thực hiện biện pháp nghiệp vụ trên đường phố. Ảnh: Giang Trịnh.

    Từ 7h30 sáng nay, lực lượng chức năng thực hiện các biện pháp nghiệp vụ trên nhiều tuyến phố thuộc quận Hoàn Kiếm; một số điểm công cộng và khách sạn lớn... Nhiều người dân hiếu kỳ đứng quan sát và chụp hình.

    "Tôi nghĩ rằng an ninh đang được thắt chặt để đón lãnh đạo nước lớn đến Hà Nội dịp cuối tuần. Tôi rất tò mò và mong được nhìn thấy hình ảnh của các vị ấy trên đường phố Hà Nội", anh Nguyễn Công Thành (35 tuổi) nói.

    ha-noi-that-chat-an-ninh-chun-bi-don-lanh-dao-trung-quoc-my-1

    Các bụi cây cũng được kiểm tra kỹ. Ảnh: Giang Trịnh.

    Trước đó ngày 30/10, máy bay vận tải hạng nặng Boeing C-17 Globemaster III mang theo đồ dùng, thiết bị, hàng hóa phục vụ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Donald Trump và đoàn tùy tùng đã đáp xuống sân bay quốc tế Nội Bài.