Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

Hiệu trưởng trường nấu bún chan nước xương cho trẻ bị đình chỉ

Nghi vấn trường mầm non Thạch Ngàn còn nhiều khoản thu sai quy định, UBND huyện Con Cuông (Nghệ An) lập đoàn kiểm tra.

Ngày 27/11, UBND huyện Con Cuông (Nghệ An) ký quyết định thành lập đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra việc thu chi đầu năm học tại trường mầm non xã Thạch Ngàn nhằm làm rõ nghi vấn lạm thu.

"Trong thời gian thanh tra 20 ngày, cô Lê Thị Hạnh (Hiệu trưởng mầm non Thạch Ngàn) bị đình chỉ công tác quản lý. Người đảm nhiệm thay công việc của cô Hạnh là hiệu phó Lô Thị Vân", lãnh đạo huyện Con Cuông nói.

hieu-truong-truong-nau-bun-chan-nuoc-xuong-cho-tre-bi-dinh-chi

Trường mầm non Thạch Ngàn.

Trước đó đầu tháng 11, phụ huynh có con theo học tại trường mầm non Thạch Ngàn đăng tấm hình với chú thích "Bữa ăn của trẻ tại trường chỉ có bún luộc, không có miếng thịt nào...".

Bà Lê Thị Hạnh, Hiệu trưởng đã giải trình với Phòng Giáo dục huyện rằng, trường có hơn 200 trẻ, thu mỗi trẻ 15.000 đồng/ngày để chế biến hai bữa ăn chính và phụ. Bữa chính gồm các món thay đổi như thịt gà, lợn hoặc bò; bữa phụ là cháo hoặc miến... Bữa ăn phụ huynh chụp là phụ, gồm nước hầm xương gà (xương bữa chính đã xẻ thịt) kèm một số xương lợn nấu với miến gạo. Nhìn thì thấy màu trắng nhưng vẫn đủ dinh dưỡng, đa phần trẻ ăn ngon.

Trước giải thích này, Phòng Giáo dục cho rằng mỗi suất bữa phụ này không tới 4.000 đồng. Với 15.000 đồng/ngày thì cách chia khẩu phần hai bữa chính và phụ của nhà trường là "sai sót, không hợp lý", cần cân đối để bữa phụ không thiếu thực phẩm. Vì vậy ban giám hiệu phải xin lỗi phụ huynh.

hieu-truong-truong-nau-bun-chan-nuoc-xuong-cho-tre-bi-dinh-chi-1

Bữa ăn phụ được đánh giá là chưa đầy 4.000 đồng/suất tại trường Mầm non Thạch Ngàn.

Trong quá trình kiểm tra bữa ăn bị phản ánh trên thì Phòng Giáo dục còn phát hiện đầu năm học này, nhà trường thu sai quy định 37 triệu đồng tiền điện và nước uống của học sinh, buộc trường hoàn trả cho phụ huynh.

Nhận thấy công tác thu chi tại trường còn nhiều khuất tất, song vượt quá thẩm quyền của Phòng nên đơn vị đã tham mưu cho UBND huyện làm rõ.

Bà chủ tờ vé số độc đắc nhận tiền sau 6 năm kiện tụng

Ba tuần sau khi được tòa phúc thẩm tuyên thắng kiện đại lý ở Kiên Giang tờ vé số trúng 1,5 tỷ đồng, bà Tuyết đã nhận tiền thi hành án.

ba-chu-to-ve-so-doc-dac-nhan-tien-sau-sau-nam-kien-tung

Bà Tuyết nhận trước 200 triệu đồng tiền trúng số độc đắc từ 6 năm trước. Ảnh: Dương Đông.

Ngày 27/11, ông Ngô Xương Phúc - đại diện đại lý vé số Triều Phát tự nguyện nộp cho Chi cục thi hành án dân sự TP Rạch Giá (Kiên Giang) 200 triệu đồng để thi hành bản án phúc thẩm ngày 7/11, của TAND Kiên Giang. Bản án buộc ông Phúc và đại diện hợp pháp của đại lý vé số phải trả cho bà Nguyễn Thị Tuyết (xã Mong Thọ A, Châu Thành) số tiền trúng giải đặc biệt tờ vé số, tương đương 1,344 tỷ đồng (sau khi trừ thuế).

Ông Phúc cam kết đến ngày 4/1/2018 sẽ trả hết cho bà Tuyết số tiền còn lại. Nếu quá thời hạn mà ông không thực hiện, Chi cục thi hành án dân sự TP Rạch Giá sẽ cưỡng chế theo quy định.

Cùng ngày, bà Tuyết vui mừng khi được nhận trước 200 triệu đồng tiền trúng số độc đắc từ 6 năm trước. "Những năm qua, tôi không làm ăn được gì, số nợ tôi vay mượn đã hơn phân nửa giá trị tờ vé số độc đắc. Nghe tôi đi nhận tiền, các chủ nợ đã kéo tới nhà chờ lấy tiền", bà Tuyết nói và cho biết muốn sớm nhận số tiền còn lại để trả hết nợ cho bà con, xóm giềng; phần còn lại để làm ăn. 

"Tôi rất cảm ơn quý tòa các cấp đã anh minh, các cơ quan báo chí, nhiều người quen và không quen biết đã ủng hộ tinh thần và vật chất cho tôi suốt thời gian dài vừa qua", chủ nhân tờ vé số độc đắc nói.

Theo quyết định, chủ nhân tờ vé số độc đắc có nghĩa vụ nộp gần 40 triệu đồng tiền lệ phí thi hành án do có đơn yêu cầu. Tuy nhiên, Chấp hành viên đã hướng dẫn bà Tuyết làm đơn xin miễn giảm số tiền này vì lý do hoàn cảnh nghèo, nợ nần, nuôi con khuyết tật...

ba-chu-to-ve-so-doc-dac-nhan-tien-sau-sau-nam-kien-tung-1

Bà Tuyết cùng con trai và hai cháu ngoại sinh sống trong ngôi nhà tình thương. Ảnh: Cửu Long.

Theo hồ sơ, ngày 22/7/2011, bà Tuyết cùng gia đình mang tờ vé số 938368 - do Công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết An Giang phát hành - trúng giải đặc biệt 1,5 tỷ đồng đến đại lý vé số Triều Phát đổi thưởng.

Kiểm tra xong, người của đại lý là ông Ngô Xương Phúc xác nhận tờ vé số trúng độc đắc và thỏa thuận trả thưởng cho bà Tuyết bằng 20 lượng vàng 24k, số còn lại trả tiền mặt.

Bà Tuyết ra xe lấy chứng minh nhân dân để làm thủ tục. Khi trở vào, bà thấy ông Phúc đã lật tờ vé số ra mặt sau, lấy CMND ghi thông tin, sau đó đẩy tờ vé số về phía cậu bà Tuyết bảo ký tên.

Ông Phúc lấy tờ vé số bỏ vào bịch nylon và đưa người nhà cất vào tủ. Ít phút sau, ông gọi cháu mình kiểm tra lại lần nữa. Xem qua bằng mắt thường, anh này nói vé số bị cắt dán gồ ghề ở số đầu tiên và số cuối cùng trong dãy 6 con số nên không đồng ý đổi thưởng, đồng thời gọi công an đến.

Công an Kiên Giang từng khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng lại đình chỉ vì không xác định được hành vi đánh tráo tờ vé số. Bà Tuyết sau đó khởi kiện đòi đại lý vé số bồi thường thiệt hại cho mình 1,5 tỷ đồng.

Vụ án từng hai lần được đưa ra xử sơ thẩm nhưng đều hoãn. Có lần do quá bức xúc nên bà Tuyết cùng người thân gây rối trật tự tại phiên tòa. Về hành vi này, bà và con gái phải lĩnh 12 tháng tù; hai người thân khác cũng bị phạt 7 tháng tù.

Tháng 4/2016, TAND TP Rạch Giá tuyên bà Tuyết thắng kiện. Tuy nhiên, đại lý vé số kháng án, cho rằng mình không đánh tráo tờ vé số của bà Tuyết. 6 tháng sau, tòa phúc thẩm hủy án vì xác định cấp sơ thẩm vi phạm nghiêm trọng tố tụng.

Hồi cuối tháng 5, tòa sơ thẩm lần hai căn cứ kết quả giám định của Viện khoa học hình sự (Bộ Công An) về những hình ảnh camera tại đại lý vé số xác định "có 2 tờ vé số". Trong đó, tờ vé số không trúng độc đắc mà ông Phúc đưa lại cho cậu bà Tuyết ký tên được ông Phúc lấy từ trên tủ phía sau bàn giao dịch.

Từ đó tòa tuyên chấp nhận đơn kiện của bà Tuyết, buộc chủ đại lý vé số Triều Phát trả cho nguyên đơn 1,5 tỷ đồng tiền trúng tờ vé số độc đắc. Tuy nhiên, VKSND TP Rạch Giá và ông Phúc không đồng ý với bản án này.

Hot girl thiệt mạng bởi mải chụp ảnh tự sướng

Cô gái New Zealand đã thiệt mạng sau khi cố gắng chụp "tự sướng" bên cửa sổ và rơi từ tầng hai xuống đất.

Theo Phonearena, nạn nhân là Toni Kelly, một cô gái 20 tuổi đến từ New Zealand và sống tại London (Anh). Vụ việc xảy ra cách đây khoảng hai tuần, khi cô gái mải tạo dáng bên cửa sổ tầng hai nơi cô đang ở và rơi xuống sau đó.

co-gai-tre-tu-vong-vi-mai-chup-anh-tu-suong

Nạn nhân Toni Kelly.

Mặc dù đã được gia đình đưa đến bệnh viện ngay sau đó nhưng Kelly đã không qua khỏi. Theo các bác sĩ, nạn nhân chết do chấn thương sọ não.

Gia đình của Kelly đã đưa cô gái xấu số về New Zealand bằng chi phí 38.000 USD gây quỹ được. Tuy nhiên, cô đã ký thỏa thuận hiến nội tạng tại Anh sau khi qua đời. Do đó, một phần cơ thể cô sẽ "ở lại" để cứu sống những người khác.

Theo thống kê, việc tử vong do mải chụp hình "tự sướng" còn nhiều hơn cả bị cá mập cắn. Số liệu của Đại học Carnegie Mellon trong 2016 cho thấy, thế giới có 127 trường hợp chết khi cố gắng tự mình chụp ảnh, trong đó Ấn Độ nhiều nhất với 76 trường hợp, Pakistan 9 trường hợp, Mỹ 8 trường hợp...

co-gai-tre-tu-vong-vi-mai-chup-anh-tu-suong-1

Số người chết do chụp ảnh "tự sướng" năm 2016.

Cũng theo số liệu, đa phần những vụ chết người xảy ra khi nạn nhân cố gắng tìm đến những nơi nguy hiểm (nhà cao tầng, thác nước, tàu hỏa, động vật...). Điều đáng ngạc nhiên là số lượng đàn ông chết do "tự sướng" cao hơn nữ giới với 76%. Có tới 70% người chết là người dưới 24 tuổi.

Các gia đình muốn xử lý hình sự Người giữ trẻ hành hạ trẻ ở Sài Gòn

Công an quận 12 (TP HCM) đang đề nghị VKS phê chuẩn quyết định khởi tố chủ cơ sở mầm non Mầm Xanh bạo hành trẻ.

Trong cuộc họp chiều 27/11 tại UBND TP HCM, thượng tá Nguyễn Quốc Hải - Phó trưởng Công an quận 12 - cho biết, đơn vị đã chuyển hồ sơ, đề nghị VKS phê chuẩn quyết định khởi tố bà Phạm Thị Mỹ Linh (43 tuổi, chủ cơ sở mẫu giáo Mầm Xanh bạo hành hàng chục trẻ).

"Có 8 gia đình đưa các cháu đến công an làm đơn yêu cầu xử lý hình sự bà Linh. Căn cứ hồ sơ, lời khai, chúng tôi đánh giá đã đủ dấu hiệu khởi tố chủ cơ sở Mầm Xanh về tội hành hạ người khác", ông Hải nói và cho biết cơ quan điều tra cũng đang triệu tập hai bảo mẫu khác của cơ sở này, làm rõ liên quan việc bạo hành trẻ.

8-gia-dinh-muon-xu-ly-hinh-su-bao-mau-hanh-ha-tre-o-sai-gon

Thượng tá Nguyễn Quốc Hải. Ảnh: Tuyết Nguyễn.

Bày tỏ bức xúc tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thị Thu đặt vấn đề: "Tôi xem clip không hiểu nổi những người giữ trẻ có phải con người không. Không thể hình dung nổi việc bạo hành trẻ lại do những người phụ nữ gây ra, hành động này quá dã man".

"Tôi có nghe thông tin, cơ sở Mầm Xanh có sự đỡ đầu của một cán bộ Công an quận 12. Tôi không khẳng định là đúng, song đề nghị quận 12 kiểm tra làm rõ", bà nói và yêu cầu xác định có hay không cá nhân, tổ chức nào "bảo kê" các điểm giữ trẻ.

Bà Thu cũng tỏ ra nóng ruột, cho biết TP HCM đang chuẩn bị xây dựng đề án Thành phố thân thiện với trẻ em nhưng qua việc này, bà nhìn nhận "không có lời lẽ nào để giải thích với các tổ chức quốc tế về quyền trẻ em".

"Việc bạo hành trẻ không chỉ ảnh hưởng thân thể, mà còn ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ, khiến trẻ tự kỷ, hung hăng, nhiều hành động khác chưa lường được khi đã ăn sâu vào tiềm thức các cháu", bà Thu nói rồi đặt câu hỏi với lãnh đạo các sở ngành, quận huyện: "Quy định pháp luật đã đầy đủ, nhưng tại sao việc bạo hành trẻ em ở các cơ sở tư thục vẫn tiếp tục?".

Ngoài câu hỏi về việc giáo viên không đủ bằng cấp, bà Thu yêu cầu làm rõ có hay không cán bộ ngành giáo dục cung cấp thông tin cho các điểm giữ trẻ. Theo bà, việc này giúp các cơ sở vi phạm chuẩn bị chu đáo trước, khi ngành chức năng đi kiểm tra thì "rất trơn tru".

8-gia-dinh-muon-xu-ly-hinh-su-bao-mau-hanh-ha-tre-o-sai-gon-1

Bà Nguyễn Thị Thu, Phó chủ tịch UBND TP HCM tại cuộc họp khẩn chiều nay. Ảnh: Tuyết Nguyễn.

Gắn camera tất cả trường mẫu giáo tư thục

Đánh giá về sự việc, bà Bùi Thị Diễm Thu – Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) nhìn nhận: "Đây là sự việc cá biệt, chúng tôi rất đáng tiếc và thấy có một phần trách nhiệm. Chúng tôi sẽ phối hợp chính quyền các địa phương kiểm tra đột xuất, giám sát nhiều hơn".

Bà cho biết thêm, hiện trường mầm non công lập chỉ chiếm khoảng 45%, trên 50% là trường tư thục với hơn 1.800 nhóm lớp. Tuy nhiên bà thừa nhận do nhóm lớp tư thục phát sinh nhiều, nhân sự ngành giáo dục quản lý còn khó khăn.

Vừa qua ngành giáo dục không khuyến khích lắp camera do lo ngại ảnh hưởng tâm lý giáo viên, học sinh. Nhưng qua sự việc này, Sở sẽ yêu cầu gắn camera toàn bộ các trường tư thục để tăng cường sự giám sát của phụ huynh và đoàn thể.

Thông tin thêm về sự việc, bà Trịnh Thị Mỹ Lan, Phó chủ tịch UBND quận 12, cho biết cơ sở Mầm Xanh giữ 36 trẻ, chủ yếu 1-3 tuổi, phần lớn là con công nhân. Chủ cơ sở có trình độ sư phạm mầm non.

Sau khi đình chỉ, quận yêu cầu Phòng giáo dục sắp xếp cho các bé học tại trường mầm non khác ở phường, đồng thời khám sức khỏe tổng quát cho các cháu.

Hiện, UBND quận 12 đã lập đoàn kiểm tra tất cả các cơ sở mầm non tư thục về chuyên môn giáo viên, cơ sở vật chất, an toàn thực phẩm... để ngăn chặn, không xảy ra sự việc tương tự.

Kết luận buổi làm việc, Phó chủ tịch Nguyễn Thị Thu yêu cầu Sở Giáo dục kiểm tra tất cả các trường mầm non tư thục, buộc họ gắn camera; đồng thời cơ sở nào thành lập mới phải có camera mới cấp phép. Bà Thu cũng đề nghị khi phát hiện nơi nào không đủ điều kiện, có dư luận liên quan bạo hành trẻ thì rút giấy phép.

8-gia-dinh-muon-xu-ly-hinh-su-bao-mau-hanh-ha-tre-o-sai-gon-2

Chủ cơ sở bạo hành trẻ Phạm Thị Mỹ Linh. Ảnh: Quốc Thắng.

Theo điều tra ban đầu, mỗi sáng nhận các cháu vào lớp, bà Linh và các bảo mẫu đều tươi cười niềm nở. Tuy nhiên ngay sau khi cha mẹ các bé đi khỏi, hoặc trong các bữa ăn, họ đánh trẻ tàn bạo. Nhiều bé bị tát vào mặt liên tiếp, bị đánh bằng muỗng múc canh, đập bình nhựa vào đầu... đến choáng váng. Trong giờ ngủ, một bé trai bị ném vào góc tường và bị bảo mẫu đạp vào bụng.

"Vì các bé đông, hiếu động, không nghe lời nên đánh dọa để chúng sợ mà ngoan", bà Linh khai với cảnh sát.