Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

Kinh hoàng Xả súng tại nhà thờ Mỹ, ít nhất 26 người thiệt mạng

Người đàn ông xả súng tại một nhà thờ Baptist nhỏ ở Texas, Mỹ, ngày 5/11, khiến ít nhất 26 người thiệt mạng.

xa-sung-tai-nha-tho-my-it-nhat-26-nguoi-thiet-mang

Cảnh sát phong tỏa bên ngoài nhà thờ nơi xảy ra vụ xả súng. Ảnh: New York Times.

Đại diện bang Texas Henry Cuellar đã xác nhận con số thương vong tại nhà thờ Baptist Đệ nhất ở Sutherland Springs, nơi xảy ra vụ xả súng, là 26 người. Trong số những người thiệt mạng có cả trẻ em và một phụ nữ mang thai, theo New York Times.

Hai nguồn tin thực thi pháp luật cho biết kẻ xả súng tên Devin P. Kelley, 26 tuổi.

"Hắn ta đi tới, bước vào, xả súng rồi bỏ chạy" tới hạt Guadalupe, phía đông bắc Sutherland Springs, ông Cuellar nói. Theo đại diện bang Texas, kẻ xả súng đến từ hạt Comal lân cận.

 

Mục sư nhà thờ Frank Pomeroy và vợ, bà Sherri Pomeroy, không có mặt lúc vụ xả súng diễn ra. Con gái họ cũng nằm trong số các nạn nhân.

"Chúng tôi đã mất đứa con gái 14 tuổi cùng rất nhiều bạn bè", bà Sherri nói. "Cả hai chúng tôi đều chưa thể trở về để tận mắt thấy cảnh tượng đau thương".

CNN dẫn lời một nhân chứng cho hay bà nghe thấy khoảng 20 tiếng súng phát ra liên tục vào khoảng 11h30, trong lúc nhà thờ đang làm lễ.

Carrie Matula, nhân viên làm việc tại một trạm xăng cách hiện trường không xa, kể bà nghe thấy "tiếng súng bán tự động" và lập tức chạy tới nhà thờ để nghe ngóng tình hình.

xa-sung-tai-nha-tho-my-it-nhat-26-nguoi-thiet-mang-1

Một nhóm người cầu nguyện bên ngoài nhà thờ sau vụ xả súng. Ảnh: Zuma.

"Đó là một nhà thờ Baptist nhỏ, một tòa nhà cũ. Tôi không nghĩ họ có camera an hinh hay những thiết bị công nghệ cao tương tự. Và tôi biết họ cũng không bố trí an ninh tại bãi đỗ xe", Matula nói. "Tôi chưa bao giờ nghĩ chuyện này sẽ xảy ra ở đây. Chúng phải xảy ra tại những thành phố lớn. Sutherland Springs là một cộng đồng quá bé nhỏ. Thật vô lý".

Kẻ xả súng đã chết nhưng chưa rõ y tự sát hay bị lực lượng chức năng bắn hạ, ủy viên hạt Wilson Albert Gamez Jr. cho biết.

Theo cảnh sát trưởng hạt Wilson Joe Tackett, chưa rõ động cơ gây án của thủ phạm là gì, song không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy vụ việc có liên hệ với khủng bố.

xa-sung-tai-nha-tho-my-it-nhat-26-nguoi-thiet-mang-2

Nhà thờ Baptist Đệ nhất nhìn từ trên cao. Ảnh: New York Times.

Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong lúc đang thực hiện chuyến công du châu Á, đã gọi điện cho Thống đốc bang Texas Greg Abbott để cập nhật tình hình. "Cầu Chúa phù hộ người dân Sutherland Springs, Texas. FBI và lực lượng chấp pháp đang ở hiện trường. Tôi đang theo dõi tình hình từ Nhật Bản", ông Trump viết trên mạng xã hội Twitter.

Tổng thống Mỹ miêu tả vụ xả súng là "khủng khiếp", đồng thời gửi lời chia buồn tới gia đình, người thân các nạn nhân. Ông kêu gọi người dân Mỹ "đoàn kết" để "vượt qua nước mắt và buồn đau".

Vụ việc tại Texas xảy ra trong bối cảnh nước Mỹ vẫn chưa hết bàng hoàng sau vụ xả súng vào lễ hội âm nhạc ở Las Vegas hồi đầu tháng 10, khiến 58 người thiệt mạng. Đây được xem là một trong những vụ xả súng nghiêm trọng nhất lịch sử Mỹ.

Kinh hãiXả súng tại nhà thờ Mỹ, ít nhất 26 người thiệt mạng

Người đàn ông xả súng tại một nhà thờ Baptist nhỏ ở Texas, Mỹ, ngày 5/11, khiến ít nhất 26 người thiệt mạng.

xa-sung-tai-nha-tho-my-it-nhat-26-nguoi-thiet-mang

Cảnh sát phong tỏa bên ngoài nhà thờ nơi xảy ra vụ xả súng. Ảnh: New York Times.

Đại diện bang Texas Henry Cuellar đã xác nhận con số thương vong tại nhà thờ Baptist Đệ nhất ở Sutherland Springs, nơi xảy ra vụ xả súng, là 26 người. Trong số những người thiệt mạng có cả trẻ em và một phụ nữ mang thai, theo New York Times.

Hai nguồn tin thực thi pháp luật cho biết kẻ xả súng tên Devin P. Kelley, 26 tuổi.

"Hắn ta đi tới, bước vào, xả súng rồi bỏ chạy" tới hạt Guadalupe, phía đông bắc Sutherland Springs, ông Cuellar nói. Theo đại diện bang Texas, kẻ xả súng đến từ hạt Comal lân cận.

 

Mục sư nhà thờ Frank Pomeroy và vợ, bà Sherri Pomeroy, không có mặt lúc vụ xả súng diễn ra. Con gái họ cũng nằm trong số các nạn nhân.

"Chúng tôi đã mất đứa con gái 14 tuổi cùng rất nhiều bạn bè", bà Sherri nói. "Cả hai chúng tôi đều chưa thể trở về để tận mắt thấy cảnh tượng đau thương".

CNN dẫn lời một nhân chứng cho hay bà nghe thấy khoảng 20 tiếng súng phát ra liên tục vào khoảng 11h30, trong lúc nhà thờ đang làm lễ.

Carrie Matula, nhân viên làm việc tại một trạm xăng cách hiện trường không xa, kể bà nghe thấy "tiếng súng bán tự động" và lập tức chạy tới nhà thờ để nghe ngóng tình hình.

xa-sung-tai-nha-tho-my-it-nhat-26-nguoi-thiet-mang-1

Một nhóm người cầu nguyện bên ngoài nhà thờ sau vụ xả súng. Ảnh: Zuma.

"Đó là một nhà thờ Baptist nhỏ, một tòa nhà cũ. Tôi không nghĩ họ có camera an hinh hay những thiết bị công nghệ cao tương tự. Và tôi biết họ cũng không bố trí an ninh tại bãi đỗ xe", Matula nói. "Tôi chưa bao giờ nghĩ chuyện này sẽ xảy ra ở đây. Chúng phải xảy ra tại những thành phố lớn. Sutherland Springs là một cộng đồng quá bé nhỏ. Thật vô lý".

Kẻ xả súng đã chết nhưng chưa rõ y tự sát hay bị lực lượng chức năng bắn hạ, ủy viên hạt Wilson Albert Gamez Jr. cho biết.

Theo cảnh sát trưởng hạt Wilson Joe Tackett, chưa rõ động cơ gây án của thủ phạm là gì, song không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy vụ việc có liên hệ với khủng bố.

xa-sung-tai-nha-tho-my-it-nhat-26-nguoi-thiet-mang-2

Nhà thờ Baptist Đệ nhất nhìn từ trên cao. Ảnh: New York Times.

Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong lúc đang thực hiện chuyến công du châu Á, đã gọi điện cho Thống đốc bang Texas Greg Abbott để cập nhật tình hình. "Cầu Chúa phù hộ người dân Sutherland Springs, Texas. FBI và lực lượng chấp pháp đang ở hiện trường. Tôi đang theo dõi tình hình từ Nhật Bản", ông Trump viết trên mạng xã hội Twitter.

Tổng thống Mỹ miêu tả vụ xả súng là "khủng khiếp", đồng thời gửi lời chia buồn tới gia đình, người thân các nạn nhân. Ông kêu gọi người dân Mỹ "đoàn kết" để "vượt qua nước mắt và buồn đau".

Vụ việc tại Texas xảy ra trong bối cảnh nước Mỹ vẫn chưa hết bàng hoàng sau vụ xả súng vào lễ hội âm nhạc ở Las Vegas hồi đầu tháng 10, khiến 58 người thiệt mạng. Đây được xem là một trong những vụ xả súng nghiêm trọng nhất lịch sử Mỹ.

Có 44 người chết vì bão Damrey, rất nhiều hồ đập gặp sự cố

Bão và hoàn lưu sau bão đã làm 44 người chết, 19 người mất tích, nhiều tỉnh thành ngập sâu.

44-nguoi-chet-do-bao-damrey-nhieu-ho-dap-gap-su-co

TP Hội An vẫn tiếp tục bị ngập sâu. Ảnh: Đức Đồng.

Sáng nay, mưa ở miền Trung giảm dần, lũ thượng nguồn đang xuống, nhưng vùng hạ du sông Vu Gia - Thu Bồn (Quảng Nam) đang ở mức đỉnh; sông Kôn (Bình Định) đang lên; sông Đắkbla (Kon Tum) đang ở mức cao. Lũ các sông khác từ Quảng Trị đến Khánh Hòa đang xuống.

Nhiều địa bàn của Quảng Nam vẫn bị ngập sâu, trong đó thành phố Hội An có 8/9 xã phường ngập trung bình 0,5-1m, sâu nhất 1,5m; các huyện Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuân vẫn bị ngập ở hầu hết xã.

Tương tự ở Thừa Thiên Huế, dù mưa đã giảm, lũ các sông có xu hướng xuống, nhưng thành phố Huế 25/25 xã, phường bị ngập. Thị xã Hương Thủy, các huyện Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc, A Lưới đều có khu vực bị ngập.

Cơ quan khí tượng cảnh báo ngập lụt nghiêm trọng trên diện rộng tiếp tục xảy ra ở vùng trũng thấp tại các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định do không khí lạnh kết hợp với nhiễu động trong đới gió đông hoạt động mạnh, gây mưa to. 

Mưa lớn kéo dài, nhiều hồ chứa đã đầy, lưu lượng về các hồ chứa tiếp tục gia tăng gây mất an toàn cho các hồ chứa xung yếu trên địa bàn.

Người dân, du khách chèo ghe chạy lũ. Video: Quỳnh Trần - Đức Đồng.

Hồ Nước Rôn vỡ, di dời khẩn cấp 250 hộ dân

Tại cuộc họp sáng 6/11, Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai cho hay đến 6h hôm nay 41 hồ thủy điện đang xả lũ. Các hồ đều vận hành đúng quy trình, hiện vẫn giữ an toàn. 

Riêng hồ thủy lợi đã xảy ra sự cố. Tổng cục Thủy lợi cho biết, 1h ngày 6/11 mưa lớn đã làm hồ Nước Rôn dung tích 1,1 triệu m3 ở xã Trà Dương (Bắc Trà My, Quảng Nam) vỡ. UBND huyện Bắc Trà My đã tổ chức di dời khẩn cấp 250 hộ dân xã Trà Dương, đến nay không có thiệt hại về người.

Ngoài ra, hai hồ chứa Đá Bàn và Tiên Du thuộc tỉnh Khánh Hòa bị sạt lở mái thượng lưu đập.

44-nguoi-chet-do-bao-damrey-nhieu-ho-dap-gap-su-co-1

Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai họp sáng 6/11. Ảnh: Võ Hải.

Thống kê của các địa phương, thiệt hại do bão Damrey và hoàn lưu sau bão tiếp tục tăng. Đến sáng 6/11, có 44 người chết, trong đó nhiều nhất là tâm bão Khánh Hòa với 27 người; Quảng Ngãi 4; Lâm Đồng và Bình Định mỗi tỉnh 3. Ngoài ra còn 19 người mất tích. 

Mưa bão cũng làm sập trên 1.300 ngôi nhà, gần 115.000 nhà tốc mái, hư hại; gần 1.300 tàu cá bị chìm, hư hỏng. 10 tàu vận tải (101 thuyền viên) bị chìm, hư hỏng trên khu vực phao số 0 và cảng Quy Nhơn (đã cứu vớt được 88 người, 4 người chết và 9 người mất tích). Riêng tàu Thanh Hải 18 hiện chưa xác định được số thuyền viên.

Ngoài ra, tàu cá Bình Định với 2 lao động bị mất liên lạc từ 23h ngày 3/11, trên đường chạy vào cảng cá Quy Nhơn tránh bão bị chết máy thả trôi, hiện vẫn chưa liên lạc được.

Bộ trưởng Công an: Mã số định danh cá nhân sẽ thay sổ hộ khẩu, cmtnd

Bộ Công an cho hay bỏ hộ khẩu là nhằm đơn giản thủ tục hành chính song không ảnh hưởng đến việc quản lý của nhà nước.

Chia sẻ với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 6/11, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết, Nghị quyết 112 mới đây của Chính phủ đã bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng sổ hộ khẩu. Tuy nhiên, "đây là thay đổi nhằm đơn giản hoá thủ tục hành chính chứ không phải bỏ quản lý".

Bộ Công an sẽ họp báo để trả lời thắc mắc liên quan vấn đề này.

 
 

Đại tá Nguyễn Hữu Cầu (Giám đốc Công an Nghệ An) đánh giá bỏ hộ khẩu là "chủ trương hợp lý" và đã có quá trình chuẩn bị. Điều này vừa giảm bớt thủ tục để bộ máy nhà nước vận hành nhanh chóng hiệu quả, vừa tiết kiệm kinh phí...

Ông giải thích việc cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt giấy tờ với yêu cầu phải quản lý chặt chẽ xã hội là "không mâu thuẫn". "Khi có nghi ngờ, các cơ quan chức năng sẽ kiểm tra chứ không phải bỏ sổ hộ khẩu thì không kiểm tra nữa", ông Cầu nói. 

Theo Giám đốc Công an Nghệ An, với việc ứng dụng công nghệ thông tin đang phát triển rất mạnh, người dân đi ra đường không phải mang theo nhiều loại giấy tờ tùy thân nữa mà nhà chức trách chỉ cần kiểm tra mã số định danh của người đó trên hệ thống là có thể xác định được ngay.

Giám đốc Công an Nghệ An chia sẻ, có thể ngay từ năm sau, công an các địa phương sẽ triển khai bỏ quản lý bằng sổ hộ khẩu. "Tại Nghệ An, tất cả dữ liệu dân cư đã kết nối về tận cấp xã nên nếu giờ triển khai thì rất nhanh", người đứng đầu lực lượng công an Nghệ An nói.

bo-truong-cong-an-bo-ho-khu-chu-khong-bo-quan-ly-dan-cu

Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Ảnh: QH

Theo Nghị quyết 112 về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an, một số thủ tục sẽ được bãi bỏ.

Cụ thể, với nhóm thủ tục đăng ký thường trú (tại cấp huyện, cấp xã), nhà chức trách sẽ bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng "sổ hộ khẩu" và thay thế bằng quản lý thông qua mã số định danh cá nhân.

Việc giải quyết thủ tục "sổ hộ khẩu" sẽ thay thế bằng hình thức cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, theo quy định tại Luật Cư trú và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cư trú.

Nghị quyết 112 nêu phương án bãi bỏ hình thức quản lý dân cư tạm trú bằng "sổ tạm trú" cùng hàng loạt thủ tục khác liên quan sổ hộ khẩu như tách sổ hộ khẩu (thực hiện tại cấp huyện, cấp xã), cấp đổi sổ hộ khẩu (thực hiện tại cấp huyện, cấp xã); cấp lại sổ hộ khẩu (thực hiện tại cấp huyện, cấp xã)...

Jack Ma: 'Tôi đi bộ ở Hà Nội thấy thanh niên tràn đầy sức sống'

Tỷ phú Jack Ma cho biết sẽ nghiên cứu thiết lập gian hàng Việt Nam trên ứng dụng thương mại điện tử của Alibaba.

jack-ma-toi-di-bo-o-ha-noi-thay-thanh-nien-tran-day-suc-song

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tỷ phú Jack Ma sáng 6/11. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Sáng 6/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp ông Jack Ma - Chủ tịch Tập đoàn thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba.

Bày tỏ vui mừng gặp lại tỷ phú Jack Ma, Thủ tướng cho rằng, không chỉ là niềm tự hào của Trung Quốc, tài năng của Jack Ma còn là niềm tự hào của châu Á.

Lãnh đạo Chính phủ hy vọng, Jack Ma sẽ truyền cảm hứng cho giới trẻ Việt Nam khi mà thanh niên đang rất hào hứng chờ đón ông.

"Tôi rất mong chờ sang Việt Nam lần này", tỷ phú Jack Ma bày tỏ và cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, mặc dù bận rộn cho APEC, đã dành thời gian đón tiếp. Ông cho biết, đây là lần thứ 2 đến Việt Nam và lần đầu tiên ông đến Việt Nam cũng vào dịp APEC (năm 2006).

jack-ma-toi-di-bo-o-ha-noi-thay-thanh-nien-tran-day-suc-song-1

Jack Ma cho biết, đây là lần thứ 2 đến Việt Nam và lần đầu tiên ông đến Việt Nam cũng vào dịp APEC (năm 2006). Ảnh: Ngọc Thành

"Tôi đi bộ ở Hà Nội và thấy thanh niên Việt Nam tràn đầy sức sống"

Tỷ phú Jack Ma nhìn nhận, qua hơn 10 năm, Việt Nam phát triển rất nhanh. Từ khi đến Hà Nội ngày hôm kia, ông cho biết đã đi bộ trên các con phố ở Hà Nội và thấy thanh niên Việt Nam tràn đầy sức sống tuổi trẻ, có suy nghĩ rất lý thú.

Jack Ma nhắc lại, tại cuộc gặp gỡ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Davos (Thụy Sỹ) vào đầu năm nay, Thủ tướng có đề nghị ông chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp với thanh niên Việt Nam và lần này, trong chuyến thăm Việt Nam, ông sẽ trao đổi về khởi nghiệp với sinh viên.

"Trong 2 ngày ở Hà Nội, tôi cảm nhận Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển thương mại điện tử và khoa học công nghệ. Tôi cho rằng chỉ có phát triển khoa học công nghệ, internet, thương mại điện tử mới đẩy mạnh phát triển kinh tế", tỷ phú Jack Ma nói và bày tỏ quan tâm đến quyết định mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký về phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020, với các mục tiêu 30% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, giá trị mua hàng trực tuyến đạt trung bình 350 USD/người/năm.

Theo Chủ tịch Alibaba, trên đây là những mục tiêu đầy thách thức mà để đạt được thì cần có chính sách đẩy mạnh các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Điều này cũng góp phần giảm chi phí giao dịch cho doanh nghiệp, giảm tham nhũng.

Bên cạnh đó, với tỷ lệ dân số trẻ lớn thì trong 5 - 10 năm tới, Việt Nam đối diện vấn đề lớn về tạo việc làm mà theo Jack Ma, giải pháp tốt nhất là phát triển thương mại điện tử. Việt Nam cũng cần thúc đẩy logistic, vận chuyển hàng hóa, cải cách bộ máy hải quan, kiểm định thương mại, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử xuyên quốc gia và hình thức B2C (thương mại trực tiếp từ doanh nghiệp tới người tiêu dùng).

jack-ma-toi-di-bo-o-ha-noi-thay-thanh-nien-tran-day-suc-song-2

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hy vọng tỷ phú Jack Ma sẽ truyền cảm hứng cho giới trẻ Việt Nam. Ảnh: Ngọc Thành

Alibaba mong muốn hỗ trợ Việt Nam phát triển thương mại điện tử

Chủ tịch Alibaba khẳng định Tập đoàn mong muốn hỗ trợ Việt Nam đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, phát triển các hình thức thanh toán online và cho biết, trong chuyến thăm Việt Nam lần nay, đoàn cán bộ Alibaba sẽ ký thỏa thuận hợp tác về thương mại điện tử và khoa học công nghệ với phía Việt Nam.

Hoan nghênh các ý kiến của ông Jack Ma, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, việc Alibaba có mặt ở Việt Nam là tín hiệu đáng mừng đối với sự phát triển thương mại điện tử của Việt Nam và giao các bộ, ngành chức năng trao đổi, làm việc với Alibaba để hiện thực hóa các cơ hội hợp tác.

Thủ tướng đề nghị ông Jack Ma hỗ trợ xây dựng gian hàng Việt Nam trên ứng dụng thương mại điện tử của Alibaba; hỗ trợ tập huấn, đào tạo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ về ứng dụng các mô hình thương mại điện tử.

"Việt Nam rất mong muốn Alibaba giúp thiết lập một hệ sinh thái giúp nông dân, các tiểu thương vừa và nhỏ của Việt Nam có thể xuất khẩu hàng hóa ra thế giới", Thủ tướng nói và mong muốn với tư cách là người khởi xướng và nhiều thành công trong khởi nghiệp, ông Jack Ma sẽ hỗ trợ phong trào khởi nghiệp của Việt Nam, đầu tư vào các quỹ cho khởi nghiệp.

Thủ tướng đánh giá cao việc ông Jack Ma sẽ có cuộc nói chuyện với các sinh việt Việt Nam chiều nay nhằm khơi gợi tinh thần, hoài bão cho các bạn trẻ Việt Nam.

Cảm ơn sự tin tưởng của Thủ tướng, tỷ phú Jack Ma khẳng định sẽ nghiên cứu, thảo luận về việc triển khai các ý kiến, đề nghị của Thủ tướng như thiết lập gian hàng Việt Nam trên ứng dụng thương mại điện tử của Alibaba…

jack-ma-toi-di-bo-o-ha-noi-thay-thanh-nien-tran-day-suc-song-3

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng tiếp ông Jack Ma. Ảnh: T.Huyền

Alibaba hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam

Sáng cùng ngày, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cũng đã tiếp ông Jack Ma.

Thống đốc Hưng chia sẻ tới lãnh đạo Tập đoàn Alibaba một số thông tin về chính sách thúc đẩy phát triển của thương mại và thanh toán điện tử ở Việt Nam. Ông đánh giá cao sáng kiến của Alibaba khi trở thành một trong những nhà sáng lập Liên minh Hỗ trợ xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam, cũng như việc Alibaba hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam, trong đó có FPT để cung cấp nền tảng kinh doanh trực tuyến áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Với kinh nghiệm và công nghệ của Alibaba, Thống đốc kỳ vọng, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thông qua phương thức xuất nhập khẩu trực tuyến sẽ giảm thời gian, chi phí trong việc xúc tiến thương mại từ khâu tiếp thị sản phẩm đến giao dịch và thanh toán.

Tỷ phú Jack Ma khẳng định ủng hộ kế hoạch kinh doanh của Tập đoàn tại Việt Nam. Trong thời gian tới, theo chia sẻ của ông Jack Ma, định hướng phát triển của Tập đoàn này là đẩy mạnh phát triển cung cấp các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp và cả người tiêu dùng Việt Nam...

Xuân Hoa

Jack Ma nói: Xã hội thanh toán online đã đến rất gần

Ông Jack Ma, Chủ tịch Tập đoàn Alibaba tin rằng, với sự hỗ trợ của Chính phủ dành cho các doanh nghiệp, sự phát triển của công nghệ và Internet, thanh toán điện tử sẽ phát triển mạnh ở Việt Nam.

Việt Nam.

Chi tiết Tổng thuật

"Dù thích hay không thì Việt Nam vẫn phải phát triển thương mại điện tử, thanh toán trên di động. Xã hội không dùng tiền mặt đã tới rất gần", Jack Ma nhấn mạnh. 

Không dưới 3 lần bài phát biểu của Chủ tịch Alibaba nhận được sự tán dương bằng những tràng vỗ tay không ngớt từ dưới khán phòng.

"Các bạn mất tiền, tôi sẽ đền"

jack-ma-xa-hoi-khong-tien-mat-da-den-rat-gan-page-2

Jack Ma chia sẻ về thanh toán điện tử tại VEPF 2017. Ảnh: Ngọc Thành

Sau tiếng của MC giới thiệu tên Jack Ma lên sân khấu để bắt đầu cuộc đối thoại với Chủ tịch Tập đoàn FPT - Trương Gia Bình, cả hội trường đồng loạt đứng lên vỗ tay chào mừng. Một khán giả cầm trong tay cuốn sách về ông chủ Alibaba giơ cao gọi lớn tên Jack Ma thể hiện sự ngưỡng mộ. Cùng lên sân khấu còn có ông Eric Jing - CEO Công ty Tài chính Ant.

Lần thứ 2 trở lại Việt Nam, ông chủ Alibaba ấn tượng khi thấy rất nhiều bạn trẻ có tiền, nhưng thay vì cho tiền vào thẻ, họ lại đang đựng rất nhiều tiền trong ví. "Điều này sẽ rất rủi ro, bởi giữ tiền trong ví sẽ là cơ hội của lừa đảo, các vụ móc tiền, thậm chí tham nhũng", ông nói.

Hiện hơn 50% dân số Việt Nam sử dụng Internet và khoảng 54% dùng điện thoại di động. Đây là cơ hội rất lớn để phát triển thị trường thanh toán không dùng tiền mặt. 

"Tôi hoàn toàn đồng ý, tâm đắc với ngài Thủ tướng, muốn giải quyết vấn đề này thì phải bao trùm về tài chính, không có lựa chọn nào khác là đưa xã hội phi tiền mặt đang tới gần rồi. Có phải tối nào họ cũng xuống phố được không? Họ phải lên mạng, phải làm ăn kinh doanh, một quốc gia có dân số trẻ như thế này, phải tạo cơ hội cho họ kinh doanh đơn giản, dễ dàng, để cạnh tranh trong tương lai", tỷ phú Jack Ma tiếp lời. 

Nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển thanh toán di động, nhưng hiện ở Việt Nam dịch vụ này vẫn đang gặp trở ngại với tâm lý e ngại từ chính phía người dùng. Triết lý tăng niềm tin với người dùng được CEO Alibaba chia sẻ, "các bạn mất tiền là tôi sẽ đền lại". Đây cũng là triết lý, cam kết mà ông chủ Alibaba đưa ra cho khách hàng của mình từ những ngày đầu khởi nghiệp. 

"Nếu quý vị mất một USD thì tôi sẽ đền một USD, mất một triệu USD sẽ đền một triệu USD. Ở Việt Nam, chúng tôi nghĩ mọi việc đều đang rất khả quan, hứa hẹn, nên cần động viên để các doanh nghiệp làm được", ông nói.

Trong sự phát triển đó, Jack Ma nhấn mạnh tới tính bảo mật của hệ thống thông tin, dịch vụ. "Chúng tôi quan tâm tới bảo mật còn hơn Chính phủ. Vì khi có trục trặc người 'chết' đầu tiên, ảnh hưởng đầu tiên chính là doanh nghiệp chúng tôi", ông nói.

Bổ sung thêm, ông Eric Jing – CEO Ant Financial Services (Công ty mẹ của AliPay) cho hay, bảo mật là yếu tố quan trong nhất trong những ngày đầu AliPay xây dựng, phát triển hệ thống dịch vụ. 

"Kể cả khi dịch vụ đã phát triển ở mức cao hơn thì bảo mật, an toàn vẫn là nhân tố hàng đầu chúng tôi hướng tới", ông Eric nói, đồng thời nhấn mạnh, trong bối cảnh mới với sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo thì "cần ứng dụng ngay vào nền tảng phát triển dịch vụ để người tiêu dùng được hưởng lợi".

Khởi nghiệp ở Việt Nam "ý tưởng chứ không phải tiền"

Kể lại câu chuyện phát triển AliPay (một trong số ứng dụng thanh toán của Alibaba) cách đây 10 năm, Jack Ma cho biết, khi phát triển AliPay nhiều người đã rất nghi ngờ về sự phát triển của nó. "Nhưng tôi nói với các cộng sự: Hãy cứ làm tới đi (Let's go)", ông nói. 

Lần trở lại Việt Nam thứ 2, ông chủ Alibaba cho hay, Alibaba tới Việt Nam không phải để cạnh tranh mà "giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ phát triển thanh toán điện tử". 

Theo tỷ Jack Ma, vấn đề quan trọng hàng đầu trong kinh doanh không phải tiền mà là ý tưởng. "Doanh nhân phải nghĩ xem mình sẽ làm gì, chứ đừng nghĩ ngay tới sẽ kiếm được bao nhiêu tiền. Khi có ý tưởng tốt, tuyệt vời thì tiền mới phát huy tác dụng. Khi có đồng đội tốt, ý tưởng tốt thì sẽ có tiền, chứ không thể có chỗ cho những người thụ động trong trường hợp này", ông nói.

Tuy nhiên, trong quá trình khởi sự kinh doanh, ngoài ý tưởng thì "cũng cần tiền".

"Có thể phải đi vay tiền khi khởi sự và ngân hàng ban đầu chắc chắn cũng sẽ không cho bạn vay vì họ phải xem bạn có gì trong tay, ít nhất là ý tưởng. Là doanh nhân không có người giúp cũng là bình thường, có người giúp mới là bất thường", ông tiếp lời. 

Tỷ phú Jack Ma nhấn mạnh, bước đầu khởi nghiệp không cần làm gì quá to tát, chỉ cần cái gì nhỏ nhưng thú vị và "phải có tình yêu trong đó". 

Cùng với đó, thủ tục hành chính cũng cần cải thiện một cách nhanh nhất có thể. "Hãy để doanh nghiệp khởi nghiệp chỉ phải lo thủ tục hành chính trong vòng một phút thôi. Chứ không thể thủ tục hành chính "lên xuống, xin cho", ông ví von, đồng thời nhấn mạnh, Chính phủ cần tạo ra không gian để làm sao tinh thần doanh nhân, kinh doanh dễ dàng.

Chia sẻ về hỗ trợ doanh nghiệp khởi sự trong lĩnh vực thương mại điện tử, Jack Ma cho rằng, Alibaba tới Việt Nam không phải để cạnh tranh, làm ăn mà "giúp đỡ doanh nghiệp nhỏ phát triển lĩnh vực thương mại điện tử, thanh toán di động".

Thế kỷ trước nền kinh tế đã được công nghiệp hóa, cách mạng hóa. Nhưng chỉ có 20% doanh nghiệp của các nước lớn là thành công, 80% doanh nghiệp nhỏ không được thành công. Trong thời đại toàn cầu hoá, tỷ lệ này cần thay đổi lại, 80/20. 

"Muốn thành công chúng ta phải bao trùm, bao quát mọi mặt. Như vậy, làm thế nào để giải quyết để 80% chứ không phải là 20%. Đó chính là mục đích của thanh toán điện tử để sao cho vấn đề thanh toán di động thúc đẩy cho tài chính bao trùm", ông nói.

Nghe Jack Ma nói về khởi nghiệp, khơi gợi tinh thần kinh doanh trong giới trẻ, Tiến sĩ Vũ Viết Ngoạn – Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng bày tỏ, "tôi cũng muốn khởi nghiệp ngay dù đã ở tuổi ngoài 60". 

Nêu câu hỏi với ông chủ Alibaba, ông Ngoạn băn khoăn, "Liệu còn dư địa đất sống cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và startup hay không trong sự cạnh tranh phát triển thanh toán, thương mại điện tử hiện nay? 

Đáp lại, tỷ phú Jack Ma chia sẻ, khi bạn nghĩ là không có cơ hội cho mình thì các bạn là người thiếu trí tưởng tượng. Một thế giới mới vừa bắt đầu nếu các bạn muốn tham gia cùng Alibaba. Bản thân Jack Ma và bản thân ông ấy cũng phải bắt đầu. Trước đây tôi hay kêu ca, tại sao ông này ông kia lấy mất cơ hội của tôi.

Tuy nhiên, thực tế, cơ hội lớn lao vẫn còn cho tất cả mọi người. Đừng cố gắng trở thành Alibaba hay AliPay bởi lớn lên rồi thì tôi gặp phải những vấn đề chưa từng gặp phải. Sự khổng lồ vẫn còn triển vọng cho 30 năm tới, thời đại internet mới chỉ vừa bắt đầu mà thôi. Và Chính phủ các nước cần quan tâm tới 30 năm tới, giới trẻ dưới 30 tuổi, doanh nghiệp có dưới 30 nhân công.

Cơ hội phát triển thanh toán điện tử Việt Nam "đang tới rất gần"

jack-ma-xa-hoi-khong-tien-mat-da-den-rat-gan-page-2-1

Ông Trương Gia Bình và Jack Ma. Ảnh: Giang Huy.

Nhắc lại câu chuyện của 10 năm trước khi tới Việt Nam lần đầu, Jack Ma kể, năm 2006 khi mọi người nói Việt Nam sẽ là Trung Quốc sau 10 năm nữa. "Nhưng lúc đó tôi thấy hơi thất vọng", ông nói.

Chuyến trở lại Việt Nam lần thứ 2 này cảm nhận của CEO Alibaba đã khác. Ông cho biết, cảm nhận đêm đầu tiên xuống phố ông đã cảm thấy "yêu nguồn năng lượng ở đây".

Nhấn mạnh sự quan trọng của kết nối Internet trong phát triển dịch vụ thanh toán, ông thúc giục "tốc độ Internet ở Việt Nam cần nhanh hơn nữa, bởi ở đây tôi thấy cơ hội rất lớn phát triển thanh toán điện tử, trong đó có thanh toán trên di động".

Về phía Chính phủ nên tăng cường các công tác về kho vận hậu cần, giúp hỗ trợ giới trẻ trong việc phát triển kinh doanh, khởi nghiệp trên nền tảng đó... 

"Tôi rất vui khi Chính phủ Việt Nam có một diễn đàn như thế này, đa phần những gì quý vị quan ngại hôm nay sẽ không xảy ra đâu. Có thể những điều chúng ta không lo ngại mới có thể xảy ra.  Không ai là chuyên gia của tương lai, chúng ta chỉ là chuyên gia của ngày hôm qua. Ngày hôm nay chúng ta nói tới thanh toán di động, nhưng ngày mai điện thoại di động sẽ không còn. Quan trọng nhất là chúng ta phải chắp cánh cơ hội, niềm tin cho giới trẻ", ông chốt lại.

Thanh toán di động: "Không ai có thể cưỡng lại và đứng ngoài cuộc"

Trong phần chia sẻ của mình tại diễn đàn, ông Thomas Ko - Phó tổng giám đốc Công ty điện tử Samsung toàn cầu, Giám đốc Samsung Pay toàn cầu kể về câu chuyện của bản thân rằng, trước khi sang Việt Nam ông có nói với con gái và cô bé hỏi nếu sang Việt Nam bố sẽ ăn phở chứ? Ông nói chắc chắn sẽ như vậy. Tuy nhiên, khi đi ăn phở sẽ phải mang ví, bởi phải thanh toán bằng tiền mặt. Nếu phải cầm cả ví, cả điện thoại thì sẽ rất bất tiện. Bài toán của Samsung làm cho mọi việc đơn giản hơn, để tích hợp mọi thứ trong chiếc điện thoại để sử dụng hiệu quả để tạo thành một nền tảng hiệu quả. 

Ông thực hiện thao tác ngay trên sân khấu và nhấn mạnh phải làm sao để mọi thứ trở nên tiện lợi nhưng phải rất an toàn, thông minh. "Chúng ta hãy cùng nhau để điều đó trở thành hiện thực nhưng nó phải thực sự đơn giản, để người dùng có thể sử dụng một cách say mê. Chúng tôi có thể nói là cả nước đã sẵn sàng đối với việc thanh toán điện tử. 

Trước câu chuyện này, ông Nguyễn Đăng Hùng - Phó tổng giám đốc Napas cho biết, lộ trình của Ngân hàng Nhà nước tới năm 2020 khi Việt Nam cơ bản chuyển đổi sang công nghệ thẻ chip, thì ngoài việc triển khai Samsung Pay tới đây có thể sẽ xuất hiện thêm Apple Pay... Chia sẻ khó khăn mà các Fintech đang gặp phải khi phải kết nối với nhiều ngân hàng khác nhau, ông Hùng cho biết, Napas đang triển khai hệ thống thanh toán bù trừ tự động, ngoài giúp ngân hàng còn giúp các đơn vị trung gian thanh toán, các đơn vị cung cấp dịch vụ có thể đơn giản hoá kết nối, chuẩn hoá việc cung cấp dịch vụ ngân hàng... 

Trong khi đó, ông Nguyễn Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Thành viên Ủy ban Quốc gia cho rằng, hạ tầng viễn thông tại Việt Nam hiện nay đi trước một bước, tạo lập hạ tầng quan trọng cho những ngành kinh tế khác phát triển. Số lượng thuê bao điện thoại di động trên 120 triệu, số người sử dụng internet xếp thứ 15 trên thế giới với 53% dân số sử dụng. Internet băng rộng cũng chiếm 40%. Số lượng sử dụng smartphone đến cuối 2017 khoảng 50 triệu. Đây là dư địa lớn cho thanh toán mobile.

Về phía cơ quan quản lý, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh cũng nhìn nhận, thanh toán di động là một xu thế tất yếu nên việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý là cần thiết. Do đó, thời gian tới, cơ quan này sẽ nhanh chóng hoàn thiện hành lang pháp lý, đẩy mạnh ứng dụng, tiến bộ của sản phẩm công nghiệp 4.0, hướng đến xây dựng một hệ thống ngân hàng kỹ thuật số trong tương lai. 

jack-ma-xa-hoi-khong-tien-mat-da-den-rat-gan-page-2-2

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo tại diễn đàn. Ảnh: Giang Huy

Đồng tình quan điểm trên, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, xu thế này mang lại nhiều lợi ích cho các chủ thể: người dân, doanh nghiệp, Nhà nước. "Xu hướng này chắc chắn sẽ bùng nổ tại Việt Nam và thế giới thời gian tới.

Ông đề nghị các bộ ngành nghiên cứu thêm phát triển thanh toán điện tử trong quản lý nền kinh tế phi chính thức ở Việt Nam, hiện tỷ trọng này chiếm phần lớn tại các vùng đô thị, nông thôn. Quản lý được khu vực này sẽ giúp nền kinh tế phát triển bình đẳng hơn, chống xói mòn trong thu thuế. "Chính phủ, cá nhân tôi rất ủng hộ và cam kết mạnh mẽ trong việc phát triển thanh toán di động và để xu thế này phát triển bùng nổ tại Việt Nam. Phổ cập để đi nhanh, để chúng ta không tụt lại phía sau. Đi nhanh để không một ai thụt lại phía sau trong quá trình này", Phó thủ tướng nhấn mạnh. 

Ngoài việc cần lắng nghe, đối thoại thì để hệ sinh thái thanh toán di động thành hiện thực, ông Huệ cho biết Chính phủ cam kết sớm thực thi, hoàn thiện tài chính toàn diện, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, Chính phủ điện tử để "Việt Nam mạnh lên bằng công nghệ thông tin".

Ông bổ sung thêm, để hoàn thiện hệ sinh thái cho mobile payment thì cũng cần có thời gian. Những vấn đề gì cần thử nghiệm trước, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thông tin & truyền thống đề xuất và Chính phủ sẽ xem xét trên cơ sở tạo bước đi vững chắc cho phát triển hệ sinh thái này. 

Cơ hội "vàng" cho thanh toán di động 

jack-ma-xa-hoi-khong-tien-mat-da-den-rat-gan-page-2-3

Các diễn giả chụp hình kỷ niệm tại VEPF 2017. Ảnh: Giang Huy

Ở phiên thảo luận đầu tiên, dưới sự điều phối của bà Đàm Bích Thuỷ - Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam, các đại diện thảo luận về xu hướng Mobile Payment trên thế giới và xu hướng tại Việt Nam.

Khẳng định xu hướng Mobile Payment là tất yếu trên thế giới, ông Nguyễn Quang Hiền Huy - Phó tổng giám đốc, Giám đốc Điều hành ngành hàng Thiết bị Di động Công ty Điện tử Samsung Vina cho biết, tại Hàn Quốc, khi đi chợ người dân không mang tiền mặt và thẻ, mà chỉ dùng điện thoại.

Ông Nguyễn Triệu Huy - CEO Disruptive Group lấy ví dụ Kenya, Trung Quốc hay Ấn Độ để dẫn chứng về tốc độ tăng trưởng của thanh toán điện tử mạnh. Nếu như Kenya là điển hình về tiền tệ di động thì ở Ấn Độ, Trung Quốc thanh toán điện tử trở thành đòn bẩy quan trọng cho sự phát triển hạ tầng tài chính di động

Tại Việt Nam, điện thoại di động cũng đang tăng nhanh và ông cho rằng cơ hội để phát triển tốt loại hình thanh toán không dùng tiền mặt.

Các diễn giả cũng chia sẻ về cơ hội cũng như thách thức của thanh toán điện tử tại Việt Nam. Việt Nam là thị trường thứ 19 mà tập đoàn này triển khai Samsung Pay. Lãnh đạo Samsung cho biết, có 4 yếu tố khiến Tập đoàn này quyết định triển khai Samsung Pay tại Việt Nam.

Thứ nhất, là chỉ đạo mang tính vĩ mô của Chính phủ. Thứ hai, thị trường bán lẻ Việt Nam nằm trong top 3 điểm đến của các nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực này tại châu Á. Thứ ba, tại Việt Nam có tổng cộng hơn 110 triệu thẻ ngân hàng đã được phát hành - một con số mà theo ông Huy là khá ấn tượng và theo dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng, dự kiến là 150 triệu thẻ trong năm 2018.

Một lý do nữa là tăng trưởng về lượng người dùng smartphone. Tính đến hết tháng 6/2017, Việt Nam có khoảng 48 triệu thuê bao di động băng rộng gồm cả 3G và 4G.

Ở phần chia sẻ tại diễn đàn, đại diện các ngân hàng cho biết từ nhiều năm trước đã đầu tư mạnh vào thanh toán điện tử để đưa các sản phẩm dịch vụ tới gần hơn với khách hàng. Trong đó, các nhà băng có áp dụng những công nghệ mới nhất nhưng hiện sự phát triển vẫn manh mún. Để khắc phục những điều đó, bên cạnh bài toán đồng bộ về công nghệ, theo lãnh đạo các ngân hàng còn cần có những thay đổi quan trọng về mặt nhận thức của người dùng.

Với chủ đề "Mobile Payment – Nhân tố thúc đẩy nền kinh tế không tiền mặt", Diễn đàn Thanh toán điện tử Việt Nam (VEPF) 2017 do VnExpress và Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) tổ chức, với sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.

Diễn đàn năm nay kéo dài trong hơn 4 giờ, gồm 3 phiên thảo luận với gần 20 diễn giả uy tín hàng đầu trong và ngoài nước. Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã có những phát biểu chỉ đạo quan trọng. Phó thống đốc Nguyễn Kim Anh, Thứ trưởng Công Thương Cao Quốc Hưng và Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Thành Hưng cũng tham gia chương trình, thảo luận sôi nổi để tìm ra cách phát triển hệ sinh thái cho thanh toán di động ở Việt Nam.

Điều phối các phiên thảo luận với những tên tuổi uy tín trong nước, như Chủ tịch Tập đoàn FPT - Trương Gia Bình, bà Đàm Bích Thủy – Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam và ông Vũ Viết Ngoạn – Tổ trưởng tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng đã gợi mở nhiều vấn đề được quan tâm, tạo sức thu hút lớn với hơn 700 khách.

Đặc biệt, trong năm thứ ba tổ chức, Diễn đàn Thanh toán điện tử Việt Nam 2017 đón chào khách mời đặc biệt là tỷ phú Jack Ma - Chủ tịch Tập đoàn Alibaba - hãng thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Sự xuất hiện của ông nhanh chóng "đốt cháy" diễn đàn. Tại phiên đối thoại xoay quanh những kinh nghiệm phát triển thương mại điện tử, thanh toán điện tử trên thiết bị di động ở Trung Quốc (qua ứng dụng Alipay) và câu chuyện toàn cầu hoá của nền tảng thương mại lớn nhất thế giới Alibaba, Jack Ma tạo sự cuốn hút bằng những câu trả lời thẳng thắn và không kém hóm hỉnh.