Người sáng lập Rodney Briggs, Chủ tịch Tổ chức giáo dục Maple Bear toàn cầu
Ông Briggs tốt nghiệp Đại học Manitoba với bằng cử nhân và thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế. Ông Briggs còn được cấp học bổng danh dự J.W. Dafoe trong suốt quá trình theo học tại trường.
Năm 1981, ông Rodney Briggs gia nhập Bộ Ngoại Giao & Thương Mại Quốc Tế, làm việc tại Thái Lan với vai trò Đại sứ Canada tại United Nations. Đồng thời ông cũng tham gia khóa học tiếng Hoa Phổ Thông trong quá trình làm việc tại Đại Sứ quán Canada ở Trung Quốc và tiếp tục sự nghiệp ngoại giao của mình tại Hàn Quốc. Sau đó, ông Rodney Briggs trở thành Chủ tịch Hiệp hội cán bô ngoại giao quốc tế. Ông Briggs thông thạo cả tiếng Hoa phổ thông lẫn tiếng Pháp.
Năm 1996, ông Rodney Briggs gia nhập Viện nghiên cứu Châu Á Thái Bình Dương tại Canada với tư cách Phó Chủ tịch chuyên trách dự án Mạng lưới giáo dục Canada (Canadian Education Centre Network, CECN) và trong năm 1997, ông trở thành Chủ tịch đầu tiên của tổ chức phi lợi nhuận này, giúp thống nhất ba trung tâm tại Châu Á Thái Bình Dương thành một hệ thống vươn đến 17 quốc gia trên toàn thế giới. Ông Rodney Briggs còn chịu trách nhiệm giám sát sự thành lập của công ty con, Tổ chức CECN Toàn Cầu, từ đó xây dựng nên Hệ thống giáo dục Maple Bear.
Tháng 3 năm 2007, ông Briggs từ chức Chủ tịch hệ thống CECN, đầu tư mua CECN Toàn Cầu từ hệ thống CECN và đứng ra điều hành tổ chức này.
Tầm nhìn
Tại tổ chức giáo dục Maple Bear Toàn Cầu, chúng tôi tin tưởng rằng không có gì quan trọng hơn sự nghiệp giáo dục trẻ.
Nhiệm vụ của trường Maple Bear là mang tới cho các em học sinh một môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, an toàn và yêu thương nhằm chuẩn bị hành trang để các em thành công ở cấp học cao hơn và trang bị cho bé một niềm đam mê học tập suốt đời.
Sứ mệnh
Sứ mệnh của trường Maple Bear là cung cấp một chương trình giáo dục chất lượng cao từ cấp mầm non, tiểu học đến trung học phổ thông dựa trên những triết lý và thực tiễn giáo dục của Canada nhằm đáp ứng sự mong đợi của quý vị phụ huynh đến từ nhiều quốc gia nhưng vẫn phù hợp với quy định giáo dục ở từng địa phương.
Maple Bear Toàn Cầu là một mạng lưới gồm hơn 250 trường nằm trong 14 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Trường Maple Bear Việt Nam. Tầm nhìn của Maple Bear là kết hợp tốt nhất các hoạt động giáo dục của Canada – một hệ thống lấy trẻ làm trung tâm – để mang lại giáo dục mầm non Canada cho trẻ em trên toàn thế giới.
Để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn giáo dục cao của Maple Bear được duy trì, Maple Bear Toàn Cầu tiến hành các chuyến thăm Kiểm định Chất lượng tại mỗi trường một hoặc hai lần mỗi năm với các nhà giáo dục có trình độ cao và các quản trị viên đến từ Canada. Các chuyến thăm này có giá trị cho các trường học giúp phát triển chuyên môn cho nhân viên, và đề xuất cho việc cải thiện và phát triển giáo viên, đưa ra những phản hồi và và đánh giá giúp nhà trường nâng cao chất lượng và phát triển.
- Kiểm định chất lượng tại trường Maple Bear, tháng 9/2015
- Kiểm định chất lượng tại trường Maple Bear, tháng 9/2014
- Kiểm định chất lượng tại trường Maple Bear, tháng 1/2013
- Kiểm định chất lượng tại trường Maple Bear, tháng 12/2012
- Kiểm định chất lượng tại trường Maple Bear, tháng 10/2012
- Kiểm định chất lượng tại trường Maple Bear, tháng 6/2012
- Đảm bảo chất lượng bởi Tổ chức giáo dục toàn cầu, Global Schools, Canada, Sep 2011
- Đảm bảo chất lượng bởi Tổ chức giáo dục toàn cầu, Global Schools, Canada, Dec 2010
- Chuyên gia đào tạo và kiểm định chất lượng từ Maple Bear Canada, Ông Paul Bergan
- Chuyên gia đào tạo và kiểm định chất lượng từ Maple Bear Canada, Bà Lenna Glade
- Chuyên gia đào tạo và kiểm định chất lượng từ Maple Bear Canada, Bà Beverley Bennett
- Chuyên gia đào tạo và kiểm định chất lượng từ Maple Bear Canada, Bà Aileen Bergan
Các giáo viên tại Maple Bear trong tháng 9/2015 đã tham gia buổi tập huấn được trình bày bởi chuyên gia giáo dục giàu kinh nghiệm đến từ Maple Bear toàn cầu. Sau chuyến bay từ Canada, bà Beverley đã dành toàn bộ thời gian để chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy 40 năm của mình với giáo viên của Maple Bear.
Chương trình tập huấn kéo dài 3 ngày cho giáo viên nước ngoài và 1 ngày cho giáo viên Việt Nam với rất nhiều chủ đề và câu hỏi được đặt ra từ giáo viên. Với kinh nghiệm dày dạn cũng như sự am hiểu cùng với những bài thuyết trình rõ ràng, dễ hiểu của bà Beverley, các giáo viên đã có những kiến thức, kỹ năng vô cùng bổ ích sau buổi tập huấn này.
Một trong những chủ đề tập huấn mà tất cả các giáo viên thấy đặc biệt hữu ích đó là làm thế nào để áp dụng "phương pháp đọc to" trong chương trình giảng dạy. Phương pháp tập huấn thật đơn giản, bà Beverley đọc một câu chuyện cho giáo viên và yêu cầu chúng tôi phân tích phương pháp. Khi phân tích phương pháp đọc truyện của bà, giáo viên đều nhận thấy rằng mỗi giáo viên đều có phương pháp khác nhau nhưng mọi người đều biết điều gì là quan trọng nhất khi đọc một câu chuyện cho trẻ.
Một trong những điều mà giáo viên thống nhất đó là – làm cho câu chuyện trở nên thần kỳ! Giáo viên càng tạo cho câu chuyện trở nên li kỳ, lí thú thì càng kích thích trẻ muốn nghe. Điều này bao gồm việc lựa chọn sách phù hợp khiến trẻ hứng thú, bao gồm thay đổi giọng điệu đa dạng cho các nhân vật khác trong trong truyện và dừng lại ở chi tiết kịch tính. Ngoài ra, chúng tôi cũng thảo luận về việc trẻ học được từ vựng mới từ hoạt động đọc to và thống nhất rằng sự tiếp thu từ vựng của trẻ được nâng cao khi giáo viên dừng câu chuyện tại nhiều điểm khác nhau để giải thích cho trẻ một số từ khó. Chúng tôi cũng cho rằng việc đặt câu hỏi mở ở cuối mỗi câu chuyện có thể giúp trẻ chia sẻ với các bạn và chia sẻ các thông tin liên quan từ câu chuyện. Điều này khuyến khích trẻ xắp xếp suy nghĩ của mình thành từ trong tiếng Anh và thúc đẩy khả năng tiếp thu ngôn ngữ.
Trong suôt đợt tập huấn, chúng tôi đã thảo luận rất nhiều chủ đề, bao gồm: các nền tảng của việc tiếp thu ngôn ngữ, các phương pháp giảng dạy tốt nhất tại Canada và áp dụng các phương pháp ấy trong lớp học, quan sát các lớp học Maple Bear trên toàn thế giới. Chúng tôi cũng thực hành về các trung tập học tập khi giáo viên làm việc theo cặp và cùng thảo luận về phương pháp thành lập các trung tâm theo chủ đề của các lớp khác nhau.
Chúng tôi đã dành cả một ngày để tập huấn với các giáo viên trợ giảng về việc tăng cường phối hợp giữa giáo viên trong lớp. Hoạt động này cho chúng tôi thời igan thảo luận các vấn đề xảy ra trong lớp và cùng nhau bàn bạc đưa ra hướng giải quyết. Điều này giúp việc giao tiếp trở lên tốt hơn, thống nhất về quy trình cố định trên lớp để có thể quản lý hành vi hiệu quả với ảnh hưởng tối thiểu đến lớp.
Nhìn chung, tôi thấy buổi tập huấn rất bổ ích đối với tôi khi được chia sẻ ý tưởng với các đồng nghiệp và học hỏi từ kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp giảng dạy của Bà Beverley. Buổi tập huấn đã ảnh hưởng đến bước tiếp cận của giáo viên ở trên lớp và sau tập huấn chúng tôi đều cảm thấy mình đang thực hiện đúng và sát các nguyên tắc của hệ thống giáo dục Maple Bear.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét