Ảnh minh họa/internet Lãnh đạo Sở GD&ĐT Vĩnh Long vừa ký quyết định thành lập Tổ nghiệp vụ - Bậc mầm non năm học 2017 – 2018. Theo quyết định, Tổ này có 59 thành viên do trưởng phòng Giáo dục mầm non (Sở GD&ĐT Vĩnh Long) làm tổ trưởng. Tổ có nhiệm vụ làm nòng cốt trong các hoạt động chuyên môn của giáo dục mầm non, thực hiện các kế hoạch chuyên môn do Phòng Giáo dục mầm non (Sở GD&ĐT) đề xuất, chấp hành sự phân công của Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ, thực hiện đúng quy chế làm việc của Tổ và có ý kiến đề xuất với tổ trưởng, với lãnh đạo Sở GD&ĐT về các giải pháp thực hiện nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ. |
Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2017
Lập Tổ nghiệp vụ - Giám sát chất lượng bậc mầm non tại Vĩnh Long
Tại TP HCM: Nhiều chính sách hỗ trợ giáo viên chông trẻ từ tháng 9/2017
Kể từ ngày 1/9/2017, TP Hồ Chí Minh sẽ chính thức triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ và thu hút giáo viên mầm non công lập theo Nghị quyết được HĐND thành phố ban hành trong kỳ họp thứ 5, khóa 9.
Cụ thể, hợp đồng giáo viên với mức lương 3.750.000 đồng/người/tháng x 9 tháng/năm.
Hợp đồng nhân viên nuôi dưỡng với mức hỗ trợ tối thiểu là 2.000.000 đồng/người/tháng x 9 tháng/năm, ngân sách thành phố chi 1.000.000 đồng/người/tháng, còn lại chi từ nguồn xã hội hóa.
Mức hỗ trợ cho giáo viên mầm non do tính chất công việc (không áp dụng đối với giáo viên hợp đồng): 650.000 đồng/người/tháng x 9 tháng/năm.
Mức hỗ trợ khuyến khích đối với giáo viên mầm non theo trình độ chuyên môn (không áp dụng đối với giáo viên hợp đồng) với trình độ thạc sĩ: 1.500.000 đồng/người/tháng x 12 tháng/năm; trình độ đại học: 900.000 đồng/người/tháng x 12 tháng/năm; trình độ cao đẳng: 550.000 đồng/người/tháng x 12 tháng/năm.
Đặc biệt, theo Nghị quyết này, thành phố cho phép tuyển dụng giáo viên mầm non không có hộ khẩu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Về nguồn kinh phí hỗ trợ, giao UBNDthành phố cân đối từ dự toán ngân sách thành phố hàng năm để thực hiện các chế độ hỗ trợ nêu trên và thực hiện quyết toán theo số lượng chi thực tế.
Theo Giáo Dục & Thời Đại
Giáo viên mầm non ở Sài Gòn được nhận thêm phụ cấp
TP HCM sẽ hợp đồng khoán để bổ sung nhân sự cho các trường, đồng thời tăng phụ cấp cho giáo viên mầm non.
Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM từ năm học này hỗ trợ giáo viên mầm non theo tính chất công việc 650.000 đồng mỗi tháng (một năm học 9 tháng).
Người có trình độ chuyên môn thạc sĩ được hưởng mức khuyến khích 1,5 triệu đồng mỗi tháng; đại học 900.000; cao đẳng 550.000 (năm học 12 tháng). Tuy nhiên, việc hỗ trợ này không áp dụng với giáo viên hợp đồng.
Giáo viên mầm non ở TP HCM được tăng phụ cấp 650 nghìn đồng mỗi tháng. Ảnh minh họa: Mạnh Tùng
Các quận huyện có thể hợp đồng khoán với giáo viên mầm non, mức lương 3,75 triệu đồng mỗi tháng để đảm bảo đủ nhân sự đúng quy định (nhà trẻ 2,5 giáo viên mỗi nhóm trẻ; mẫu giáo 2,2 giáo viên mỗi lớp).
Các địa phương cũng có thể hợp đồng với nhân viên nuôi dưỡng với mức hỗ trợ thấp nhất 2 triệu đồng mỗi tháng. Trong đó ngân sách thành phố chi 1 triệu đồng, còn lại là nguồn xã hội hóa.
Năm nay, TP HCM xây dựng nhiều chính sách thu hút giáo viên mầm non, đặc biệt cho phép tuyển dụng người không cần phải có hộ khẩu thành phố. Ngành giáo dục cũng phối hợp các trường đào tạo sư phạm để có thêm nguồn giáo viên mầm non chất lượng.
Động thái trên của ngành giáo dục thành phố nhằm thực hiện chính sách thu hút giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố, được HĐND TP HCM đưa vào nghị quyết hồi tháng 7.
Với hơn 1.000 trường mầm non, 3.000 nhóm nhà trẻ và khoảng 10.000 lớp mẫu giáo, TP HCM đang thiếu hơn 11.000 giáo viên mầm non, riêng khu vực công lập thiếu hơn 3.000 người. Lương thấp, công việc áp lực khiến nhiều giáo viên mầm non bỏ việc, chuyển nghề.
Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017
Những hoạt động đầu năm học: Không được rầm rộ, gây quá tải
Đây là một trong những yêu cầu của Bộ GD-ĐT tại công văn số 3745/BGDĐT-GDCTHSSV về hướng dẫn các sở giáo dục và đào tạo một số hoạt động đầu năm học 2017-2018.
Các sở, phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo triển khai tổ chức các hoạt động đầu năm học ở tất cả các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, giáo dục thường xuyên trên địa bàn. Tùy theo kế hoạch của mỗi trường, các hoạt động này có thể tổ chức ngay sau khi học sinh tựu trường hoặc trong thời gian chuẩn bị khai giảng năm học mới.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu việc tổ chức các hoạt động đầu năm học phải đảm bảo được niềm tin, động lực học tập cho học sinh và không khí vui tươi phấn khởi trong nhà trường. Tất cả các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, giáo dục thường xuyên cần xây dựng quy định về văn hóa nhà trường, xây dựng và thực hành quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường.
Các hoạt động cần phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, tự quản của học sinh, gắn với các hoạt động xây dựng trường chuẩn quốc gia, trường học thân thiện, học sinh tích cực, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh thân thiện từ đầu. Cần phát huy vai trò dẫn dắt của học sinh lớp trên đối với việc tham gia các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể của học sinh lớp dưới.
Tại Hà Nội: Khoản học phí các trường công lập tăng gần 40%
VTV.vn -Trong năm 2017-2018, mức học phí giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông các trường công lập trên địa bàn TP Hà Nội được điều chỉnh tăng từ 37,5%-40% so với năm học 2016-2017.
HĐND TP Hà Nội vừa thông qua quy định mức thu học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và mức học phí đối với Trường trung cấp Kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng Long, Trường trung cấp Kỹ thuật Tin học Hà Nội năm học 2017 - 2018.
Theo nghị quyết, mức học phí các trường mầm non và phổ thông công lập của Hà Nội sẽ tăng từ 37,5% - 40% trong năm học 2017 - 2018. Cụ thể, mức học phí của giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên sẽ được điều chỉnh tăng ở cả 3 khu vực gồm thành thị, nông thôn, miền núi.
Đối với khu vực thành thị, mức học phí năm học 2017 - 2018 là 110.000 đồng/tháng/học sinh, tăng 30.000 đồng so với năm học 2016 - 2017 (tăng khoảng 37,5%).
Khu vực nông thôn có mức học phí năm học 2017 - 2018 là 55.000 đồng/tháng/học sinh, tăng 15.000 đồng so với năm học 2016 - 2017 (tăng 37,5%).
Khu vực miền núi có mức học phí năm học 2017 - 2018 là 14.000 đồng/tháng/học sinh, tăng 4.000 đồng so với năm học 2016 - 2017 (tăng 40%).
TP Hà Nội dự kiến tổng số tiền thu học phí trên địa bàn thành phố theo mức trên là khoảng 654 tỷ đồng, tăng khoảng 178 tỷ đồng so với năm học 2016 - 2017, trong đó khu vực thành thị tăng 109 tỷ đồng, khu vực nông thôn tăng 68 tỷ đồng, khu vực miền núi tăng 0,566 tỷ đồng. Tiền thu học phí chiếm tỷ lệ 7,7% tổng số chi hoạt động thường xuyên của đơn vị.
UBND TP Hà Nội cho biết, một phần số tiền thu từ việc tăng học phí để thực hiện cải cách tiền lương của giáo viên theo quy định. Phần tiền còn lại để hỗ trợ chi sự nghiệp giáo dục hàng năm.
Ngoài ra, mức học phí năm 2017 - 2018 của trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Bắc Thăng Long và Trung cấp Kỹ thuật Tin học Hà Nội, được HĐND thống nhất điều chỉnh tăng 100.000 đồng so với năm học 2016 - 2017.
Trường mầm non tại vùng khó khăn được miễn học phí
VTV.vn - Từ năm 2018, bậc mầm non, trẻ em 5 tuổi ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được miễn học phí.
Chính phủ thống nhất thực hiện chính sách miễn học phí đối với giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ năm 2018. Quyết định này của Chính phủ nhằm đảm bảo, mọi đối tượng trong độ tuổi đều được tiếp cận với giáo dục, hạn chế tình trạng bỏ học và tăng tỷ lệ trẻ em đến trường ở các vùng đặc biệt khó khăn.
Bên cạnh đó, Chính phủ đồng ý tiếp tục thực hiện các chính sách được quy định tại Quyết định số 1033/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng ĐBSCL, các tỉnh Tây Nguyên và những huyện miền núi của các tỉnh giáp Tây Nguyên cho đến hết ngày 31/12/2020.
Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017
Vì sao Singapore có những đứa trẻ thông minh nhất thế giới?
Một nhà giáo dục cho biết, những năm đầu đời là giai đoạn rất quan trọng đối với một đứa trẻ. Sự tự tin của trẻ em Singapore sẽ giúp chúng thành công trên quãng đường sau này.
Aidan Na là một trong những đứa trẻ thông minh nhất thế giới. Điểm IQ của em đạt 142 điểm khi em mới 3 tuổi. Ảnh: CNN |
Theo CNN, Singapore chính thức trở thành quốc gia sở hữu những học sinh trung học thông minh nhất thế giới. Thành công trên phương diện giáo dục đưa quốc đảo trở thành một trong những nền kinh tế thịnh vượng.
"Singapore là một trường hợp thú vị. Quốc đảo này là một cảng lớn của Anh trước Thế chiến II. Khi nước Anh đóng cửa các cơ sở và rời đi, tình trạng của Singapore vô cùng tồi tệ. Nhưng ngày nay, họ là một trong những nền kinh tế đạt hiệu suất cao nhất thế giới", Marc Tucker, chủ tịch Trung tâm Quốc gia về Giáo dục và Kinh tế Mỹ, nói.
Quá trình Singapore chuyển đổi từ một quốc gia lạc hậu thành một nước phát triển dựa trên giáo dục. Bí mật của nền giáo dục nằm ở chất lượng giáo viên. "Họ chọn giáo viên từ những học sinh xuất sắc nhất trong các trường trung học", Tucker giải thích.
"Sử dụng tri thức sáng tạo"
Trong những năm sau chiến tranh, thu nhập của người Singapore rất thấp. Đất nước thiếu lao động có trình độ. Mục tiêu giáo dục của quốc đảo này chỉ là xoá mù chữ. Tuy nhiên, vào những năm 1970, tình hình bắt đầu chuyển biến. Nền kinh tế chuyển hướng sang công nghệ cao, cần nhiều công nhân "cổ trắng".
Hoàn cảnh đòi hỏi Singapore phải cải tiến hệ thống giáo dục để theo kịp yêu cầu của thời đại. Mục tiêu là trang bị nền giáo dục đẳng cấp thế giới cho mỗi đứa trẻ, điều đó nghĩa là chuyển từ việc học vẹt sang khuyến khích sự sáng tạo.
"Đó là lựa chọn duy nhất. Họ phải nhanh chóng mở rộng hệ thống giáo dục. Nhưng khi họ đạt được điều này, họ là nước đầu tiên nghĩ về vấn đề con cái. Con cái của họ cần điều gì để thành công trong tương lai", Andreas Schleicher, giám đốc giáo dục của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), nói.
"Người Singapore biết rõ rằng nền kinh tế thế giới sẽ thay đổi. Google biết mọi thứ. Nền kinh tế thế giới sẽ thưởng công cho những người biết sáng tạo từ những thông tin họ có. Singapore và các nước châu Á khác chú trọng vào việc phát triển các ứng dụng và sử dụng tri thức sáng tạo", Schleicher nhận định.
Chuẩn bị nền tảng cơ bản
Trước khi trẻ em tới tuổi đến trường, chúng đã thấm nhuần tầm quan trọng của sự giáo dục.
"Chúng tôi, những nhà giáo dục mầm non, chính là những người tạo ra nền tảng cơ bản", Diana Ong, hiệu trưởng của Pat's Schoolhouse Sembawang Country Club – một trường mầm non ở phía bắc của Singapore, nói.
Bà giải thích rằng, những năm đầu đời là giai đoạn rất quan trọng đối với một đứa trẻ. Sự tự tin sẽ giúp chúng thành công trên quãng đường sau này. "Bạn không những muốn một đứa trẻ thông minh, bạn còn muốn nó phải kiên cường", Ong nói.
Schleicher cho biết, sự ưu tiên về giáo dục cho con em của các bậc cha mẹ là một phần của nền văn hoá tại nhiều quốc gia châu Á.
"Tại những quốc gia này, ông bà và bố mẹ sẽ đầu tư mọi nguồn lực của họ vào việc giáo dục trẻ em. Giáo dục là vấn đề ưu tiên hàng đầu. Điều này cũng thể hiện rõ trong các chính sách của Singapore", ông chia sẻ.
Sunshine Group cùng nhau CitySmart xây dựng Sunshine Maple Bear
Nhằm xây dựng hệ thống giáo dục hiện đại cho trẻ em tại các dự án của Sunshine Group, tập đoàn này đã hợp tác cùng City Smart xây dựng trường Mầm non quốc tế Sunshine Maple Bear.
Sunshine Group là một tập đoàn kinh tế đa ngành, hoạt động trong nhiều lĩnh vực như: bất động sản (BĐS), thương mại, truyền thông, giáo dục… Bên cạnh lĩnh vực chính là đầu tư - phát triển các dự án BĐS, một trong những mục tiêu từ khi khởi nghiệp của Sunshine Group là đóng góp nhiều lợi ích thiết thực cho xã hội, trong đó có việc đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giáo dục tiêu chuẩn quốc tế.
Xuất phát từ mục tiêu này, Sunshine Group đã không ngừng tìm kiếm và lựa chọn các đối tác chuyên nghiệp, uy tín để cùng hợp tác, mang lại nguồn lợi ích tốt nhất cho khách hàng.
Qua quá trình tìm hiểu và khảo sát kỹ lưỡng, Maple Bear - hệ thống giáo dục mầm non hàng đầu của Canada đã trở thành thương hiệu được Sunshine Group lựa chọn hợp tác. Cùng với đó là sự đồng hành của CitySmart - đơn vị uy tín trong phát triển hệ thống giáo dục tiêu chuẩn quốc tế cho trẻ em tại Việt Na sẽ góp phần quan trọng trong việc mang đến một nền giáo dục tân tiến, hiện đại, giúp các em phát triển các tố chất cần thiết cho tương lai một cách toàn diện.
Sunshine Group 'bắt tay' CitySmart xây dựng hệ thống trường Mầm non quốc tế Sunshine Maple Bear. |
Trên cơ sở đó, ngày 20/9, lễ ký kết hợp tác chiến lược xây dựng và phát triển hệ thống trường Mầm non quốc tế Sunshine Maple Bear giữa Sunshine Group và đối tác CitySmart đã diễn ra thành công tốt đẹp tại trụ sở của Sunshine Group ở Hà Nội.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Đỗ Văn Trường - Tổng giám đốc Sunshine Group cho biết: "Sunshine Group luôn nỗ lực mang lại những lợi ích cho xã hội, trong đó có việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giáo dục cho cư dân tương lai tại các dự án của mình. Chúng tôi tin tưởng rằng cùng với đối tác CitySmart, hệ thống trường mầm non Sunshine Maple Bear sẽ trở thành một thương hiệu uy tín, nơi ươm mầm và chắp cánh cho các chủ nhân tương lai của đất nước".
Ông Đỗ Văn Trường - Tổng giám đốc Sunshine Group nhấn mạnh: "Sunshine Group luôn nỗ lực mang lại những lợi ích cho xã hội, trong đó có việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giáo dục". |
Maple Bear là hệ thống trường mầm non Canada, sử dụng chương trình giáo dục mầm non tiên tiến được phát triển bởi các chuyên gia giáo dục hàng đầu. Mục tiêu của Maple Bear là xây dựng nền tảng vững chắc, toàn diện cho trẻ trong độ tuổi mầm non: trí tuệ, sáng tạo, tình cảm, xã hội và thể chất… Trong đó, điểm đặc biệt là chỉ sử dụng các phương pháp giảng dạy và nguyên tắc sư phạm quy chuẩn, đã được chứng minh là mang lại hiệu quả trong thực tế.
Tại lễ ký kết, Tiến sĩ Thomas Chan - Chủ tịch HĐQT CitySmart Group đã có nhiều chia sẻ thiết thực về chiến lược xây dựng hệ thống trường Mầm non quốc tế Sunshine Maple Bear.
Tiến sĩ Thomas Chan - Chủ tịch HĐQT CitySmart Group cho biết, các cuộc khảo sát quốc tế tiến hành trong những năm qua cho thấy, hệ thống giáo dục Canada xếp thứ 7 thế giới và xếp thứ nhất trong các nước nói tiếng Anh. |
Theo đó, "Maple Bear đã có mặt tại Việt Nam 8 năm với 3 cơ sở tại Hà Nội và 3 cơ sở tại TP.HCM. Tại Việt Nam, học sinh hoàn thành bậc mầm non của Maple Bear có thể giao tiếp song ngữ; học sinh đã tốt nghiệp Maple Bear khi lên cấp tiểu học thường đứng ở vị trí hàng đầu tại các lớp" - Tiến sĩ Thomas Chan cho hay.
Lễ ký kết hợp tác chiến lược xây dựng và phát triển hệ thống tường Mầm non quốc tế Sunshine Maple Bear giữa Sunshine Group và đối tác CitySmart đã diễn ra thành công tốt đẹp. |
Sự kiện này được coi là một dấu mốc quan trọng, chính thức khởi động cho chuỗi dự án giáo dục của Tập đoàn Sunshine Group. Với năng lực và tâm huyết của Sunshine Group và CitySmart Group, hệ thống Trường mầm non Sunshine Maple Bear hứa hẹn trở thành một địa chỉ tin cậy với cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục cao.
Theo đó, "Maple Bear đã có mặt tại Việt Nam 8 năm với 3 cơ sở tại Hà Nội và 3 cơ sở tại TP.HCM. Tại Việt Nam, học sinh hoàn thành bậc mầm non của Maple Bear có thể giao tiếp song ngữ; học sinh đã tốt nghiệp Maple Bear khi lên cấp tiểu học thường đứng ở vị trí hàng đầu tại các lớp" - Tiến sĩ Thomas Chan cho hay. |
Trong lễ ký biên bản hợp tác chiến lược, Sunshine Group và CitySmart đã gửi đến nhau những món quà ý nghĩa, thể hiện niềm tin vào thắng lợi chung trong việc mang đến cho trẻ em Việt Nam nền giáo dục tiên tiến
Giải thích Việc 6 giáo viên giả chữ ký phụ huynh lạm thu nửa tỷ?
Nói về sự cố giáo viên ký thay phụ huynh trong danh sách đồng ý các khoản thu tự nguyện, hiệu trưởng trường mầm non Hợp Tiến (Mỹ Đức, Hà Nội) cho rằng đây chỉ là vô tình.
Sau khi trải qua 9 cuộc họp giữa đại diện cha mẹ học sinh, ban giám hiệu nhà trường, đại diện chính quyền địa phương đã thống nhất, trường mầm non Hợp Tiến phải trả lại số tiền đã thu của phụ huynh học sinh trong năm học 2016-2017, gồm các khoản "tự nguyện", xã hội hóa, tổng số tiền là 520,7 triệu đồng.
Điều đáng nói, khoản thu "tự nguyện" nhà trường áp dụng thu cho mỗi đầu phụ huynh, phục vụ năm học 2016-2017 có sự không minh bạch.
Hiệu trưởng trường mầm non Hợp Tiến. |
Nhiều phụ huynh xác nhận không ký vào bản vận động đóng tiền tự nguyện nhưng lại có tên trong bản danh sách đồng ý tự nguyện đóng góp kinh phí hoạt động ban đại diện CMHS. Điều này được giải thích là một số giáo viên đã tự ý ký thay họ trong bản vận động này.
Ông Đ.K.T. (thôn Viêm Khê) - đại diện cha mẹ học sinh - cho biết sự việc vỡ lở khi phụ huynh chậm đóng tiền, cô giáo cứ thúc giục phụ huynh. Lúc này, phụ huynh yêu cầu nhà trường chỉ rõ các khoản cụ thể, phải có giấy tờ ký nhận, đóng dấu thì họ mới đóng.
Ông T. nói nhà trường thu tiền nhưng không xuất trình được giấy tờ, chữ ký, xác nhận dẫn tới việc nhiều phụ huynh phản đối.
"Nhà trường nói là phụ huynh 'tự nguyện' đóng góp, nhưng lại quy định số tiền cụ thể cho phụ huynh đóng. 'Tự nguyện' là ai có nhiều đóng nhiều, có ít đóng ít, ở đây mọi người đều đóng với số tiền giống nhau", ông T. đặt câu hỏi.
Trước những thắc mắc này, bà Trần Thị Bình - hiệu trưởng nhà trường - lý giải do ngân sách nhà nước cấp cho trường đầu năm 2016 hạn hẹp nên nhà trường phải thỏa thuận thu với phụ huynh. Hiện tiền thu của năm học này đã trả lại cho phụ huynh.
"Việc thu tiền, chúng tôi đã thông qua cha mẹ học sinh rồi", bà Bình nói và từ chối cung cấp tờ trình kế hoạch thu chi, văn bản thỏa thuận giữa trường và phụ huynh khi phóng viên đề cập.
Về việc giáo viên ký thay chữ ký phụ huynh, bà hiệu trưởng cho hay do nhận thức giáo viên chưa đầy đủ nên mới có chuyện này. "Có khoảng 6 trường hợp ký thay phụ huynh. Nhà trường đã kiểm điểm 6 giáo viên bằng hình thức cảnh cáo rồi".
Khi phóng viên đặt câu hỏi về mức độ xử lý đối với giáo viên "giả" chữ ký trên bà Bình nói: "Ở mức cảnh cáo và rút kinh nghiệm thôi. Các giáo viên chỉ 'ký thay' phụ huynh chứ không phải giả chữ ký".
Việc 6 giáo viên "ký thay" chữ ký của phụ huynh để thu tiền vận động, chẳng nhẽ nhà trường không biết, bà Bình nói: "Chúng tôi vô tình không kiểm soát hết được vì phụ huynh đông quá. Phụ huynh nói không biết chữ nên mới xảy ra chuyện như thế".
Thứ Tư, 20 tháng 9, 2017
Chăm sóc Sức khỏe và tâm lý cho trẻ mầm non
Nhằm trang bị cho các bậc phụ huynh những thông tin chính xác, khoa học và chia sẻ những khó khăn trong việc chăm sóc cũng như làm bạn cùng con trong giai đoạn mầm non, hệ thống trường Saigon Academy tố chức Hội thảo "Sức khỏe và tâm lí cho trẻ mầm non" vào ngày 10/04/2016 tại Hội trường Thành ủy, 272 Võ Thị Sáu, Q.3.
Khoa học đã chứng minh thời kì lí tưởng nhất để phát triển trí tuệ con người, hình thành tính cách và phẩm chất tốt đẹp chính là giai đoan từ 0 – 6 tuổi. Nếu bỏ qua cơ hội chỉ đến một lần trong đời của trẻ thì tiềm năng não bộ sẽ giảm dần theo quy luật. Vì vậy, Giáo dục sớm ngày nay đã được nhiều quốc gia quan tâm đầu tư phát triển mạnh mẽ và trở thành một cuộc cách mạng về giáo dục trên thế giới. Giáo dục sớm mang ý nghĩa đặc biệt và có tác dụng phi thường đối với sự trưởng thành của trẻ.
Tại hệ thống trường Mầm non Saigon Academy các bé sẽ được trải nghiệm chương trình Giáo dục sớm "dạy trong linh hoạt, học trong trò chơi" với đội ngũ các thầy cô được đào tạo chuyên sâu về chương trình, phương pháp sẽ mang đến cho trẻ một môi trường học tập và vui chơi trải nghiệm hết sức thú vị và bổ ích.
Tuy nhiên, ngoài sự cố gắng của nhà trường, cũng rất cần sự chung tay của Qúy phụ huynh để mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất.
Vậy làm sao để các bậc phụ huynh có thể trở thành các ông bố bà mẹ nuôi con thông thái, làm sao để phụ huynh có thể trở thành bạn đồng hành của con trong suốt "giai đoạn vàng"?
STại hội thảo "Sức khỏe và tâm lí cho trẻ mầm non" , Bác sĩ Trí Đoàn - Giám đốc Y khoa, bác sĩ Nhi Khoa bệnh viện Victoria sẽ chia sẻ cùng Qúy phụ huynh các thông tin về sức khỏe cho bé. Làm thế nào để hạn chế tối đa khả năng con mắc các bệnh truyền nhiễm, sử dụng thuốc kháng sinh như thế nào để mang lại hiệu quả và không gây tác dụng phụ cho bé.
Thạc sĩ tâm lí Tô Nhi A sẽ đồng hành cùng phụ huynh về vấn đề làm sao để phát triển đột phá cả thể chất và tâm lí ở trẻ, phối hợp nhịp nhàng giữa "năng lực cá nhân" và "nguyện vọng độc lập", giải quyết vấn đề khủng hoảng lứa tuổi và xử lí các hành vi chưa tốt ở trẻ.
Đặc biệt, trong phần tọa đàm các chuyên gia và nhà trường sẽ cùng phụ huynh giải quyết các vấn đề cụ thể của con em mình.
Quý phụ huynh quan tâm đến chương trình vui lòng gọi điện thoại (08 3848 4930/ 08 3811 3885/ 08 3897 2005/ 01693 33 3839) hoặc đăng kí online tại đây để được tham gia miễn phí.
Chất lượng cô giáo mầm non: Cứ có chứng chỉ là thành...cô giáo!
Có một thực tế trong các trường, nhóm trẻ mầm non hiện nay là sử dụng giáo viên chưa "đạt chuẩn", chỉ cần có chứng chỉ đào tạo ngắn hạn là có thể đi dạy học. Đây cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến công tác nuôi dạy trẻ chưa đảm bảo, thậm chí bạo hành trẻ em chỉ vì ép ăn, ép ngủ.
"Kích ăn", ép ngủ bằng đánh đập
Vì mưu sinh nên cả gia đình chị Nguyễn Thị Phú (trú tại Hưng Yên) rời quê lên Hà Nội buôn bán đồng nát. Do không có người trông con, cũng không có hộ khẩu nên dù con gái mới hơn 2 tuổi, chị Phú cũng phải đem gửi ở một nhà trẻ tư nhân. "Hôm vừa rồi về tắm cho con, tôi thấy cháu có vết tím ở cánh tay. Hỏi mãi, con mới nói do con không ngủ nên cô véo", chị Phú cho biết.
Chỉ vì muốn cho trẻ em ăn nhiều, lên cân để lấy lòng phụ huynh, nhiều giáo viên mầm non đã có những hành động "kích" ăn bằng cách ép trẻ ăn nhiều, thậm chí không ăn sẽ bị đánh đập. Chắc hẳn dư luận xã hội vẫn còn chưa quên vụ việc hai bảo mẫu Trường mầm non tư thục Phương Anh (quận Thủ Đức, TP HCM) cách đây hai năm, đã dùng những hành động hết sức thô bạo để đối xử với trẻ. Để ép trẻ ăn, hai bảo mẫu này đã tát liên tiếp hàng chục cái, ép đầu trẻ xuống đất, bịt mũi khi cho uống sữa, dốc ngược dọa bỏ vào thùng nước...
Hay cách đây vài tháng, tại Trường mầm non tư thục Tuổi Thần Tiên (Khu đô thị Đại Thanh, Thanh Trì, Hà Nội) còn để xảy ra tình trạng giáo viên dùng ghim (ghim đính lên bảng) châm vào tay, chân của trẻ trong lớp học vì lí do các cháu không chịu ngủ trưa. Sự việc bị phụ huynh tố giác, nhà trường cũng đã tiến hành xử lí kỷ luật, sa thải giáo viên. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra phát hiện trường này chưa có giấy phép hoạt động (đây là cơ sở 2), trong khi nhà trường đã tổ chức thu nhận trẻ trong thời gian suốt cả năm trời.
Có kinh nghiệm hơn 10 năm dạy ở trường mầm non, cô Nguyễn Thị Dung, hiện đang dạy tại một trường mầm non tư nhân khá lớn trên đường Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên, Hà Nội) chia sẻ, công tác tuyển lựa giáo viên mầm non hiện nay khá bất cập, nhiều nơi dễ dãi vì hiếm người có bằng cấp chính quy sư phạm. Do lương thấp, công việc khá mệt nhọc nên làm giáo viên mầm non thiếu sức hấp dẫn, ít người theo. Tuy nhiên, đây cũng là một nghề ổn định nên cũng khá nhiều người muốn "làm tạm" trong lúc chưa tìm được việc khác.
Chính nguyên nhân thủ tục mở trường, lớp nhà trẻ dễ dàng, trong khi giáo viên phần lớn chưa qua đào tạo sư phạm dài hạn... đó cũng là hạn chế, cũng như nhiều trường, nhà trẻ kể cả công lập lẫn tư nhân áp dụng sai phương pháp, vì lợi nhuận, vụ lợi mà cắt xén khẩu phần ăn của các cháu. Giáo viên chưa đạt chuẩn nên thiếu hụt về nghiệp vụ, dẫn đến áp dụng phương pháp phản khoa học, thậm chí bạo hành trẻ em.
Có chứng chỉ là thành cô giáo
Cô Nguyễn Thị Dung cũng chia sẻ thêm: "Phần lớn các trường mầm non công lập tuyển chọn giáo viên có trình độ trung cấp, cao đẳng chuyên ngành mầm non. Cũng có nhiều trường tuyển người có bằng đại học và có chứng chỉ sư phạm mầm non, nhưng về lâu dài vẫn phải học để thi công chức. Đối với các trường tư thục, giáo viên có bằng sư phạm rất dễ xin việc, thậm chí nhiều người chỉ cần học chứng chỉ là được nhận vào rồi. Do đó, với những giáo viên trẻ, chỉ qua lớp đào tạo ngắn hạn thì không thể đảm bảo về chăm sóc, nuôi dạy trẻ nhỏ được. Hơn nữa, không phải ai cũng yêu mến trẻ, muốn gắn bó với nghề nên dễ nổi nóng, đánh mắng trẻ".
Theo quy định trước đây, giáo viên mầm non phải tốt nghiệp các trường sư phạm mầm non (nhà trẻ hoặc mẫu giáo). Đối với những người đã tốt nghiệp trường sư phạm khác, phải qua một lớp huấn luyện về sư phạm mầm non do cơ quan giáo dục - đào tạo tổ chức. Tuy nhiên, những năm gần đây, quy định của Bộ GD&ĐT yêu cầu trình độ đạt chuẩn của giáo viên mầm non là có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non. Vì nhiều lí do (do thiếu hụt) mà các trường vẫn nhận giáo viên "chưa chuẩn", nghĩa là đã có bằng cấp ngành khác và chỉ cần chứng chỉ mầm non vài tháng là có thể được nhận vào trường.
Cho rằng cấp mầm non còn nhiều bất cập, hạn chế ở một số nơi, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lí - Khoa học giáo dục Hà Nội chia sẻ: "Chất lượng giáo dục mầm non hiện nay còn nhiều hạn chế, quỹ đất cho trường mầm non hạn hẹp, nhiều phụ huynh vì thu nhập thấp mà chấp nhận gửi con ở cơ sở chưa đủ điều kiện. Những vụ bạo hành đối với trẻ em cần phải xem xét lại nơi đào tạo ra những cô bảo mẫu như thế. Cần phải quyết liệt, triệt để với những người chưa có chứng chỉ hành nghề, vi phạm. Theo tôi, càng bậc học dưới thì trình độ, năng lực, phẩm chất đội ngũ nhà giáo càng phải cao. Bên cạnh đó, cần tăng cường giám sát của cả cộng đồng".
Nghề chông trẻ nhiều nơi bị thả nổi
Hiện nay, theo đánh giá của nhiều phụ huynh và chuyên gia giáo dục, chất lượng giáo dục bậc mầm non vẫn chưa cao, thậm chí nhiều nơi đang bị "thả nổi". Thủ tục thành lập trường, nhóm trẻ tư khá đơn giản, chất lượng mỗi nơi một khác, còn xem nhẹ các hoạt động nuôi dạy trẻ.
Có dịch vụ "từ A đến Z"
Trên thực tế, số trường mầm non công lập chưa đáp ứng đủ nhu cầu nhận trẻ, hơn nữa có rất nhiều phụ huynh các tỉnh ngoài về thành phố làm ăn, do đó trường mầm non tư thục, nhóm trẻ tư nhân ngày càng được mọc lên "như nấm" với đa dạng từ cao cấp tới bình dân, thậm chí chỉ là "giữ trẻ". Chính vì vậy, chất lượng giáo dục mầm non nằm trong nhóm trên đang có phần bị "thả nổi" do số lượng nhiều, thủ tục có phần dễ dàng, quản lí lỏng...
Thực tế, thủ tục mở trường mầm non tư thục theo Thông tư 13/2015/TT-BGĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục, Điều lệ trường mầm non (Bộ GD&ĐT ban hành năm 2014) có quy định thủ tục thành lập trường, đề án của trường phải được chuyển lên cấp thẩm quyền là Phòng GD&ĐT cấp quận, huyện phê duyệt. Trong đó, đảm bảo các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, giáo viên, trình độ giáo viên (gọi là điều kiện thành lập trường). Để mở nhóm mầm non tư thục lại có ít các yêu cầu hơn, như nhóm cần có 7 trẻ và diện tích 15m2 trở lên là hoàn toàn được mở.
Chia sẻ về chuyện mở trường mầm non, ông Nguyễn Văn Tuấn chủ đầu tư một trường mầm non tư thục ở nội thành Hà Nội cho biết: "Về điều kiện mở trường mầm non, nhóm trẻ tư thục đều cơ bản theo các quy định của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, mỗi quận, huyện lại có một chút khác nhau về thủ tục. Theo đó, phải trực tiếp tới Phòng GD&ĐT để hỏi và được hướng dẫn. Để được mở trường, nhóm trẻ tư thục không khó, có cả dịch vụ lo "từ A tới Z" về mặt thủ tục. Còn đối với cơ sở vật chất, có cả những thông tin tiêu cực liên quan đến việc này".
Theo ông Nguyễn Văn Tuấn: "Dù thủ tục có thể làm không quá phức tạp, tuy nhiên vì mục đích làm ăn có lãi, nên cũng phải hướng tới đầu tư, cạnh tranh. Nếu trường có cơ sở tốt thì sẽ thu hút phụ huynh tới gửi trẻ. Kinh phí ban đầu để đầu tư cho trường cũng khá lớn. Tính cạnh tranh của các trường mầm non bây giờ đang ở giai đoạn quyết liệt. Để trường hoạt động, trường nhỏ thì mỗi tháng cũng chi phí hết khoảng 50 triệu đồng, nếu như mức học phí mặt bằng ở Hà Nội hiện nay là 1,2 - 1,6 triệu/trẻ, phải từ 50 trẻ trở lên mới bắt đầu gọi là có lãi".
Không bằng cấp cũng OK?
Trước hết, từ nhu cầu của phụ huynh mà trường mầm non tư thục đang được rất nhiều những giáo viên đã từng có kinh nghiệm công tác, giảng dạy tại trường mầm non hoặc đã về hưu quan tâm. Bên cạnh đó còn có cả những người đang công tác tại các ngành nghề khác đều có thể tự đứng ra mở trường. Tuy trong số họ có nhiều người yêu mến trẻ, có tâm huyết với nghề "cô nuôi dạy trẻ" nhưng mở trường, nhóm trẻ tư cũng dần trở thành một xu thế, là công việc kinh doanh mang lại lợi nhuận béo bở.
Không chỉ riêng các giáo viên, người về hưu có "sở thích" mở trường, nhóm trẻ tư nhân, mà ngay cả người không bằng cấp cũng có thể được cấp phép hoạt động. Theo quy định của Bộ GD&ĐT, nhà đầu tư nếu đáp ứng được yêu cầu đề án là có thể được phép mở trường. Bên cạnh đó, có nhà đầu tư thậm chí làm luôn Hiệu trưởng, trong khi theo quy định, Hiệu trưởng nhà trường phải có bằng trung cấp sư phạm mầm non, có khoảng 5 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non.
Đối với lớp, nhóm trẻ tư nhân, người quản lí chỉ cần có bằng tốt nghiệp THPT trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em hoặc chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục. Thực tế, đã có những trường hợp người quản lý chỉ là bán nước chè, bán hàng quán, thậm chí là người lao động "bỗng dưng" trở thành bà chủ trường, nhóm trẻ tư. Điều này cũng là bất cập trong cấp phép thành lập trường, nhóm trẻ tư nhân. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho chất lượng giáo dục, chăm sóc trẻ ở một số trường, nhóm trẻ tư chưa tốt, đã xảy nhiều câu chuyện ngược đãi trẻ trong thời gian qua.
Bên cạnh đó, không ít giáo viên mặc dù có kinh nghiệm giảng dạy, nhưng chưa có bằng Sư phạm Mầm non hoặc chưa có chứng chỉ Quản lý Mầm non hay những người đang công tác tại những ngành nghề khác, muốn mở trường mầm non đều "lách" bằng cách đăng ký tham gia các khóa học chuyển đổi văn bằng 2 Sư phạm Mầm non, dành cho những người có bằng từ Trung cấp nghề trở lên và lớp chứng chỉ Quản lý Mầm non để mở trường tư thục. Thậm chí, không ít nơi còn đi thuê bằng để đáp ứng thủ tục thành lập trường.
Chỉ ra bất cập này, ông Đinh Trọng Sơn - Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) cho biết: "Tuy quy mô của những nhóm trẻ tư nhân là khá nhỏ, song thực tế hoạt động của nó lại không khác gì một trường mầm non. Không có quy định người quản lý nhóm lớp phải là người có chuyên môn sâu, quản lý toàn diện các mặt hoạt động của lớp mầm non, đã dẫn đến nhiều chủ lớp kiêm luôn vai trò của người quản lý chung hoạt động nuôi, dạy tại các nhóm lớp tư thục. Nên đã ảnh hưởng tới chất lượng nuôi dạy trẻ tại các cơ sở nhỏ đó".
1000 Cha mẹ thi nhau kể truyện con thông minh nhanh trí
Mỗi đứa trẻ đều có thể thông minh vượt trội theo cách riêng của mình, vậy bạn đã biết con mình thuộc loại thông minh nào chưa? Gần 1.000 phụ huynh khác cũng đã thắc mắc giống như bạn và họ đã tìm được câu trả lời qua cuộc thi ảnh "Bé thuộc trí thông minh nào" trên diễn đàn nổi tiếng dành cho cha mẹ hiện nay đó!
Không chỉ là cuộc thi
Không chỉ đơn thuần là cuộc thi ảnh nhận quà, "sứ mệnh" quan trọng nhất của "Bé thuộc trí thông minh nào" là khuyến khích cha mẹ nhận ra và trân trọng những loại hình trí thông minh nổi trội ở con mình thông qua bài trắc nghiệm gồm 40 câu hỏi do Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền – Trưởng khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và nhãn hàng S-26 Promise GOLD biên soạn.
Theo thuyết Trí thông minh đa diện được phát triển và công bố bởi bởi hai nhà tâm lý học giáo sư Harvard Howard Gadner và tiến sĩ Thomas Armstrong, mỗi đứa trẻ sinh ra đều có đến 8 loại hình trí thông minh, gồm trí thông minh ngôn ngữ, trí thông minh logic – toán học, trí thông minh không gian – thị giác, trí thông minh âm nhạc – nhịp điệu – tiết tấu, trí thông minh vận động cơ thể, trí thông minh tương tác – xã hội, trí thông minh nhận thức bản thân, trí thông minh tự nhiên. Mỗi trẻ đều có khả năng nổi trội một hoặc nhiều loại trí thông minh khác nhau. Do đó, nếu biết "nhận dạng" và ươm mầm sớm, có định hướng, trẻ sẽ có điều kiện và cơ hội để phát triển trí thông minh đa diện và dẫn đầu trong tương lai.
Cuộc thi Bé thuộc trí thông minh nào đã nhận được gần 1.000 bức ảnh chia sẻ của các mẹ trên toàn quốc
Sau khi hoàn thành bài trắc nghiệm và biết con nổi trội ở loại hình thông minh nào, cha mẹ sẽ chia sẻ những khoảnh khắc con mình "tỏa sáng" ở trí thông minh đó, kèm những lời tâm sự đến các phụ huynh khác. Mỗi lời chia sẻ của cha mẹ gửi đến không chỉ thể hiện tình yêu, sự trân trọng tới con cái mình mà như một lời hứa, quyết tâm giúp con phát triển đa diện với loại hình trí thông minh trẻ vượt trội.
"Được phát triển đúng năng lực, con sẽ thành công, hạnh phúc"
Chia sẻ tại cuộc thi, mẹ Doãn Thị Tường Vi giờ đây đã hoàn toàn yên tâm. "Gần 2 tuổi con mới biết nói. (…) Dù nói chậm nhưng ngôn ngữ không thể làm khó con của mẹ nhưng con lại làm khó mẹ bằng những câu hỏi bất tận. Những câu hỏi không có hồi dừng. Đã biết đối đáp những câu rất... người lớn. Có lập luận riêng cũng như chính kiến và luôn giữ vững lập trường của mình để giữ nguyên ý của con là đúng.", mẹ Tường Vi chia sẻ về loại hình trí thông minh ngôn ngữ nổi trội của con trong bài viết gửi về chương trình.
Còn mẹ Đinh Thị Trang Nhung xúc động viết: "Ngày trước, mẹ cứ nghĩ rằng trẻ con thông minh là phải làm tính thật nhanh, làm văn thật giỏi, ngoại ngữ nói như gió…Thế nhưng sau khi được tìm hiểu về trí thông minh đa diện thì mẹ nhận ra rằng: Thông minh có thể được biểu hiện dưới nhiều loại hình. Với bé Miu, sau khi làm bài trắc nghiệm mẹ nhận ra rằng, ngoài khả năng tư duy logic hình học, khả năng vận động thì còn có năng khiếu về âm nhạc…
Không biết có phải tại khi mang bầu con mẹ đã cho con tiếp xúc sớm với âm nhạc qua những bản nhạc không lời hay không mà khi con mới được vài tháng, mỗi lần mẹ bật nhạc cho con nghe con tỏ ra rất thích thú…Lớn hơn một chút, con đã viết vỗ tay theo bài hát, tay đánh nhịp mỗi lần nghe những bản nhạc. Những đồ chơi phát ra âm thanh khiến con mê mẩn. 4 tuổi, mẹ bắt đầu cho con học đàn bởi mẹ muốn năng khiếu của con được bố mẹ phát triển và bồi dưỡng…Mẹ đang mơ một ngày, bé Miu sẽ đánh cho mẹ những bản nhạc thật hay con viết. Mẹ hoàn toàn có quyền hy vọng đúng không nào?"
Chia sẻ của mẹ Đinh Thị Trang Nhung là "thay lời muốn nói" của cuộc thi. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều nổi trội ở một hay nhiều loại trí thông minh khác nhau, cha mẹ hãy trân trọng những gì trẻ có, hãy khuyến khích để trẻ có cơ hội phát triển tối đa trí thông minh nổi trội của mình từ đó làm bàn đạp cho sự phát triển đa diện của trẻ. Từ đó trẻ sẽ thành công và dẫn đầu trong tương lai.
Nên chấn chỉnh quản lý trường mỗ giáo để tránh bạo hành
Trước hàng loạt vụ bạo hành trẻ em diễn ra tại các trường mầm non trên cả nước, Sở GD&ĐT Đà Nẵng vừa đưa ra nhiều biện pháp nhằm chấn chỉnh trong công tác quản lý.
Ngày 20/2, bà Lê Thị Bích Thuận - Phó giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng - cho biết đơn vị có văn bản gửi các cơ sở mầm non trên địa bàn về việc chấn chỉnh hoạt động và đảm bảo các điều kiện an toàn cho trẻ.
Đà Nẵng quyết xử nghiêm các trường mầm non để xảy ra bạo hành trẻ nhỏ. |
Sở GD&ĐT Đà Nẵng lý giải vừa qua trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại một số cơ sở giáo dục mầm non (CSGDMN) trong cả nước đã xảy ra nhiều tình trạng bạo hành, không đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ khiến phụ huynh học sinh lo lắng, hoang mang gây phẫn nộ và bức xúc trong dư luận xã hội, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành.
Tại Đà Nẵng, thời gian qua cũng có nhiều nội dung phản ánh của phụ huynh học sinh qua đường dây nóng đến cổng thông tin điện tử thành phố về thái độ giao tiếp với con trẻ và phụ huynh học sinh không đúng chuẩn mực sư phạm nhà giáo, việc thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non tại các nhóm, lớp của giáo viên không đảm bảo theo chế độ sinh hoạt một ngày do Bộ GD&ĐT ban hành.
Để chấn chỉnh kịp thời tình trạng này, Sở đã yêu cầu các phòng GD&ĐT triển khai tăng cường công tác quản lý chỉ đạo các cơ sở GDMN nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho 100% trẻ trong thời gian ở tại CSGDMN; rà soát kỹ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng vệ sinh, bếp ăn… để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Đồng thời, lãnh đạo ngành giáo dục cũng yêu cầu các CSGDMN trên địa bàn thực hiện nghiêm túc các quy định, chịu trách nhiệm và cam kết về việc đảm bảo an toàn cho trẻ các điều kiện về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; phối kết hợp với chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra các CSGDMN, kịp thời phát hiện và kiên quyết đình chỉ, xử lý các CSGDMN và cá nhân vi phạm đến thân thể trẻ theo đúng quy định hiện hành.
Thiếu người chông trẻ vì bạn trẻ không mặn mà với nghề
TP.HCM đã có chính sách hỗ trợ nhưng hiện vẫn thiếu hàng loạt giáo viên mầm non. Nhiều người còn bỏ nghề này để làm việc khác.
Đây là vấn đề được nhiều đại biểu đưa ra tại kỳ họp thứ ba HĐND TP.HCM khóa IX chiều 7/12.
Tại buổi báo cáo kết quả giám sát chuyên đề nghị quyết về hỗ trợ giáo dục mầm non, đại biểu Võ Thị Ngọc Thúy (quận Thủ Đức) đề nghị TP phải làm nghiên cứu về giáo viên mầm non và học sinh phổ thông để biết nguyên nhân thầy cô không muốn gắn bó nghề. Học sinh phổ thông cũng không muốn theo học ngành sư phạm mầm non.
Bà Thúy nói thêm ngoài lương thưởng, TP cần có phong trào riêng cho giáo viên mầm non để tạo niềm tự hào.
Đại biểu Nguyễn Mạnh Trí thông tin hiện TP thiếu hơn 800 giáo viên mầm non. Ông Trí cũng đồng tình tiếp tục hỗ trợ giáo viên mới ra trường.
"Tôi băn khoăn là nhiều năm nay TP đã hỗ trợ nhưng vẫn không thu hút được giáo viên mầm non. Đây có phải giải pháp duy nhất hay cần nhiều giải pháp đồng bộ như tuyển dụng, nâng lương, hỗ trợ trong đào tạo nhằm thu hút người lao động", ông Trí nêu vấn đề.
Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM Lê Hồng Sơn cho rằng sinh viên ngành mầm non ra trường có việc làm ngay nhưng nhiều năm nay vẫn thiếu. Ảnh: Phước Tuần. |
Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM Lê Hồng Sơn cho biết những năm qua, sở có nhiều giải pháp hướng nghiệp, phối hợp các phòng GD&ĐT tổ chức cho nữ sinh đến giao lưu ở trường mầm non. Sinh viên ra trường có việc làm ngay…
Tuy nhiên, số lượng giáo viên mầm non vẫn thiếu do ít học sinh chọn ngành này. Ông Sơn đề nghị TP tiếp tục có chính sách hỗ trợ 3 năm cho giáo viên mầm non mới ra trường.
Bà Thi Thị Tuyết Nhung, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP.HCM khóa IX kiến nghị UBND TP cần tiếp tục đẩy mạnh công tác đầu tư xây dựng các trường mầm non công lập, đảm bảo thực hiện lộ trình phát triển giáo dục mầm non của thành phố, đáp ứng 40% chỗ học nhà trẻ và 60% chỗ học mẫu giáo.
Xây dựng trường mới cần quan tâm quy mô và chuẩn chất lượng đảm bảo quy định, tránh trường hợp khó khăn về đất mà xây trường nhỏ, dẫn đến trường nhiều nhưng số lớp ít, thiếu chỗ học.
Theo bà Nhung, TP.HCM cần tăng cường thông tin các tổ chức, cá nhân chủ trường xã hội hóa của giáo dục mầm non, giới thiệu quỹ đất trong quy hoạch ngành giáo dục hướng dẫn thủ tục vay vốn kích cầu, thủ tục đầu tư và thành lập trường.
Bà Nguyễn Thị Thu, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng không phải mong muốn nào cũng thực hiện được. "Tôi mong sau cuộc họp này, các ban ngành sẽ tham mưu đặc thù cho ngành mầm non. Chỉ có cách đó mới có thể đầu tư tốt cho ngành mầm non thành phố", bà Thu nói
Giáo viên mầm non bỏ việc vì chậm trả lương
Một cán bộ phải quản lý hơn 100 cơ sở mầm non, giáo viên bỏ nghề vì phải chờ lương nhiều tháng là thực trạng tại quận Thủ Đức, TP.HCM.
Theo Phòng GD&ĐT quận Thủ Đức, đến tháng 9/2016, quận có 21 trường công lập, 90 trường tư thục, 98 nhóm trẻ độc lập với hơn 26.000 học sinh. Đó là còn chưa kể một số lượng khổng lồ các nhóm trẻ gia đình với 239 điểm trông giữ.
Thiếu cả cán bộ quản lý lẫn giáo viên
Bình Chiểu là phường có số điểm giữ trẻ gia đình cao kỷ lục với 78 điểm, tiếp đó là các phường như Linh Trung (27 điểm), Tam Phú (19 điểm), Linh Chiểu (17 điểm)…
Theo đánh giá của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP.HCM, đây là một trong những quận, huyện có nhu cầu chỗ học mầm non cao nhất thành phố.
Nhiều giáo viên mầm non muốn bỏ việc vì bị nợ lương. Ảnh: Infonet. |
Trong khi đó, nhân sự làm công tác quản lý giáo dục mầm non hiện nay chỉ có một phó trưởng phòng phụ trách bậc học mầm non và một chuyên viên tổ mầm non. Như vậy, nếu chia đều khối lượng công việc, mỗi người phải chịu trách nhiệm quản lý hơn 100 cơ sở, với trên 13.000 học sinh đang theo học
Về giáo viên, sau khi kết thúc hai đợt xét tuyển viên chức năm học 2016-2017, toàn quận còn thiếu 56 giáo viên công lập và 220 giáo viên ở các trường ngoài công lập.
Có trường hợp như Mầm non Hoa Đào (phường Linh Xuân) vừa khánh thành đầu năm học 2016 - 2017 với quy mô 14 lớp nhưng hiện phải dừng tuyển sinh lớp thứ 14 do thiếu giáo viên.
Giáo viên phải bỏ việc vì bị nợ lương
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hằng, Hiệu trưởng trường Mầm non Hoa Đào, hiện nay, giáo viên mới tuyển dụng ở Thủ Đức phải trải qua thời gian tập sự 6 tháng, nhưng làm đến tháng thứ tư hoặc thứ năm mới được truy lĩnh lương.
Bà Hằng cho biết công việc của giáo viên mầm non rất vất vả nhưng lại không được nhận lương khiến một số người chán nản bỏ nghề. Các trường đã thiếu giáo viên lại càng thêm thiếu hụt. Dù đơn vị đã tạm ứng một phần tiền cho các giáo viên này, về lâu dài, chính quyền địa phương không hỗ trợ trả lương cho thầy cô từng tháng (kể cả thời gian tập sự) sẽ không thể giữ được giáo viên.
HĐND TP.HCM đã ban hành Nghị quyết 01 năm 2014 về hỗ trợ giáo dục mầm non, theo đó, giáo viên mới ra trường sẽ được hỗ trợ 100% lương cơ sở/người/tháng đối với năm đầu tiên công tác và 70% lương cơ sở/người/tháng đối với năm thứ hai. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, đến nay, giáo viên mới ra trường tại Thủ Đức vẫn chậm nhận được tiền hỗ trợ này
Nhọc lòng xin học mầm non ở những khu đô thị vạn dân tại Hà Nội
Chung cư mọc lên như nấm, hàng vạn dân gia tăng chỉ trong vòng vài năm khiến trường học trở nên quá tải. Câu chuyện xin học khổ sở ở những khu đô thị hàng vạn dân tại các quận nội thành Hà Nội dường như chưa có hồi kết.
Khổ như đi xin học
Dù câu chuyện bốc thăm để trúng tuyển ở Trường mầm non Hoa Sữa (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cũng đã khép lại cách đây gần 2 tuần, nhưng dư âm của những lá thăm may mắn vẫn còn hiện hữu đối với nhiều bậc phụ huynh đang sinh sống tại Khu đô thị Kim Văn – Kim Lũ, nơi mà đáng lý ra sẽ có hàng trăm trẻ được học theo đúng tuyến lại chỉ một số ít em may mắn trúng tuyển nhờ lá thăm may mắn bốc được.
Cụ thể, vào ngày 14/7, hơn 160 phụ huynh có con sinh năm 2014 tới Trường mầm non Hoa Sữa. Đây là cơ sở giáo dục công lập duy nhất trong quận năm nay nhận trẻ lớp 3 tuổi ở Khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ. Chỉ có 91 chỉ tiêu cho lớp mẫu giáo 3 tuổi, nhưng có đến 186 trẻ đăng ký, nhà trường do đó phải dùng biện pháp may rủi - bốc thăm chọn học sinh. Như vậy, trái ngược với niềm vui của 91 trẻ là nỗi buồn của rất nhiều phụ huynh có con bị trượt. Nhưng trên thực tế, con số còn có thể lớn hơn bởi nhiều phụ huynh đã biết lượng sức mà không tham gia đăng ký tuyển sinh.
Sáng ngày 26/7, tới Khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ, những khối nhà cao tới vài chục tầng mọc lên san sát. Cả khu đô thị có 6 tòa, có khoảng 2 vạn dân sinh sống. Chỉ duy nhất có một Trường mầm non công lập Hoa Sữa, còn lại là các cơ sở mầm non tư thục tại các tòa nhà. Cả khu có khoảng 15 cơ sở mầm non tư nhân, tiền học của các trường tư cao gấp 2 – 5 lần so với trường công lập.
Chị Hoa Lan (cư dân tòa nhà CT12B) tâm sự: "Khu đô thị rất đông dân cư, đa phần là các gia đình trẻ nên nhu cầu gửi con học trường mầm non là rất lớn. Cả khu có một trường công lập mới xây, khá khang trang nhưng chỉ tiêu có hạn, trong khi số trẻ thực tế là rất lớn. Ngại chuyện bốc thăm, nhiều phụ huynh quyết định không đăng ký tham gia. Chấp nhận gửi con ở cơ sở tư thục với tiền học từ 2,3-3,5 triệu đồng/tháng. Không phải ai cũng dư giả, nhưng cũng không còn sự lựa chọn nào khác ngoài chấp nhận gửi con ở trường tư".
Lãnh đạo Trường mầm non Hoa Sữa cho biết, do số lượng đăng ký vượt xa chỉ tiêu nên không còn cách nào khác buộc phải áp dụng hình thức bốc thăm. Trường cũng cố gắng trong phạm vi có thể, bởi bốc thăm đảm bảo được khách quan, minh bạch. Trên địa bàn phường có 2 trường mầm non công lập, nhưng luôn trong tình trạng quá tải và chỉ tiêu ít hơn rất nhiều so với nhu cầu thực tế.
Chỉ chăm xây nhà, không lo xây trường?
Không chỉ ở Khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ, mà tại KĐT Linh Đàm (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai) cũng xảy ra tình trạng thiếu trường mầm non trong 2 năm trở lại đây. Chỉ riêng Khu đô thị HH Linh Đàm với 12 tòa nhà cao 36 - 41 tầng, ước tính khoảng trên 3 vạn dân sinh sống, nên có thể thấy rõ nhu cầu trường lớp là rất lớn. Tuy nhiên, cả phường Hoàng Liệt có duy nhất một trường mầm non công lập. Cho dù năm nay, Trường mầm non Hoàng Liệt đã có cơ sở mới, khang trang và quy mô hơn trước.
Mong muốn con được học trường mầm non công lập, hàng trăm phụ huynh đã trượt bốc thăm vào Trường mầm non bán công Thực hành Linh Đàm hồi đầu tháng 7 vừa qua. Theo thống kê về giáo dục mầm non tại phường Hoàng Liệt, năm 2017 trên địa bàn phường có 3 trường mầm non và hơn 50 cơ sở mầm non tư thục (riêng khu Đô thị HH Linh Đàm có 15 cơ sở). Toàn phường có số trẻ trong độ tuổi từ 0-5 tuổi là hơn 8.000 trẻ. Một số phụ huynh cho biết, ngay cả một số cơ sở tư thục có chất lượng tốt còn khó xin chứ không "dám mơ" đến suất học trường công.
Số liệu điều tra tại Hà Nội cho thấy, năm học 2017-2018, toàn thành phố có 150.000 trẻ trong độ tuổi vào lớp mẫu giáo 5 tuổi (tăng 11.000 trẻ so với năm học trước). Theo quy hoạch mạng lưới trường học do UBND TP Hà Nội phê duyệt, trong giai đoạn 2012 - 2020, thành phố cần xây mới 635 trường học. Tính đến năm 2015 đã có 763 dự án được triển khai, vượt xa so với chỉ tiêu. Thế nhưng, quy mô học sinh phát triển mạnh, mạng lưới trường lớp vẫn chưa kịp đáp ứng nhu cầu, nên tình trạng thiếu chỗ học vẫn thường trực.
Tại kỳ họp thứ 4, HĐND TP Hà Nội đầu tháng 7 vừa qua, vấn đề một số nơi xây nhà cao tầng, khu đô thị nhưng "ngó lơ" xây dựng trường học cũng đã được các đại biểu chất vấn, "mổ xẻ". Tại phiên họp, lãnh đạo Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cũng thẳng thắn thừa nhận, theo quy hoạch, các khu đô thị, quy hoạch đều phải có đầy đủ hạ tầng xã hội. Tuy nhiên, các chủ đầu tư không thực hiện đúng. Thời gian vừa rồi thành phố đã có giải pháp như, đối với các dự án mới, yêu cầu các nhà đầu tư đẩy nhanh tốc độ xây dựng trường học nhà trẻ đã có trong quy hoạch.
Theo quy định, mỗi phường tại Hà Nội phải có ít nhất một trường mầm non, một trường tiểu học, một trường THCS công lập. Song, hiện có quá nhiều nơi trên địa bàn thành phố quy hoạch phát triển rất nhiều chung cư, nhà cao tầng, với số dân tương đương với một phường mà không có bất cứ nhà trẻ, trường tiểu học nào chứ đừng nói đến THCS công lập. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phụ huynh vất vả xin học, tham gia bốc thăm trúng tuyển… tồn tại trong nhiều năm qua.
Giữa Thủ đô, cha mẹ lo bé mầm non thất học
Để đáp ứng nhu cầu học tập của con em các hộ trong khu dân cư lên tới khoảng 3 vạn dân (Báo GĐ&XH từng đề cập trên số báo 44, ra ngày 13/4/2017), các cơ sở giáo dục mầm non tư thục tại các tòa nhà HH Linh Đàm (ở Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội) đã mở rộng phòng học, tiếp nhận nhiều trẻ em... Tuy nhiên, do quy định cơ sở mầm non tư thục không được phép nhận quá 50 trẻ khiến nhiều cơ sở lo lắng bị phá sản, phụ huynh hoang mang sẽ phải tìm chỗ học khác cho con.
Vừa dạy, vừa lo
Nổi tiếng là khu chung cư có mật độ cao nhất Thủ đô, Khu đô thị HH Linh Đàm với 12 toà nhà cao từ 36 - 41 tầng được ước tính khoảng 3 vạn dân sinh sống. Dân cư tăng đột biến khiến các trường, cơ sở mầm non trên địa bàn phường không đủ đáp ứng. Chỉ hơn một năm qua, trong các tòa nhà đã mở khoảng 15 cơ sở mầm non tư thục. Tuy nhiên, các gia đình ở đây rất vất vả để xin cho con vào một trường mầm non có cơ sở vật chất tốt vì luôn kín học sinh. Giờ đây, nhiều hộ dân còn đối diện với mối lo con có thể sẽ không được học tại nơi đây, vì nhà trường "vướng" một số quy định.
Sáng ngày 19/4, chúng tôi có mặt tại Khu đô thị HH Linh Đàm, tại khu vực sân giữa của 12 tòa nhà, đầu giờ sáng một số cơ sở mầm non đưa trẻ ra sân để thực hiện các bài tập vận động buổi sáng, đón ánh nắng ngày mới. Đối lập với những khuôn mặt trẻ em hồn nhiên, vui đùa, là những gương mặt đầy suy tư, trăn trở của những giáo viên. Họ lo lắng trước việc cơ sở có còn hoạt động được không? giáo viên có chỗ làm việc hay không?…
Chia sẻ với chúng tôi, cô Thu Huyền - giáo viên tại một cơ sở mầm non ở đây cho biết: "Thời gian gần đây, một loạt cơ sở mầm non ở HH Linh Đàm mở rộng, nhận vượt quá số trẻ quy định. Nếu như theo quy định tới thì mỗi cơ sở chỉ nhận 50 trẻ, thì sẽ có cả nghìn trẻ sẽ được thông báo cho nghỉ, trong khi để tìm chỗ học khác cũng rất khó. Khu vực HH Linh Đàm trừ các trường công lập, còn lại đều có mức học phí khá cao vì thuê lại của các biệt thự giá rất đắt. Cơ sở nhận ít học sinh, thu nhỏ lớp học đồng nghĩa với việc sẽ có hàng chục giáo viên, nhân viên nghỉ làm".
Không chỉ các giáo viên, mà hàng nghìn hộ dân có con đang học tại các cơ sở mầm non trong các tòa nhà cũng rất lo lắng về chỗ học của con em mình sắp tới ra sao. Chị Minh Tâm - tòa nhà HH4C tâm sự: "Các cháu đang học ổn định, quen cô, quen lớp, phụ huynh cũng tham khảo về điều kiện chăm sóc, cơ sở vật chất đảm bảo rồi mới gửi con. Con mà nghỉ ở chỗ này, chắc không xin được chỗ khác vì các cơ sở mầm non khu vực quanh đây toàn 4 - 5 triệu đồng/tháng, ít nhà kham nổi. Chúng tôi còn bàn nhau gom trẻ, tự thuê người về trông, chấp nhận "nhốt" con chứ không còn cách nào".
Muốn lên trường nhưng bị "mắc kẹt"
Lo lắng cho tương lai của cơ sở đã đầu tư lớn từ hơn một năm qua, chủ một cơ sở mầm non đóng tại tòa nhà HH1 chia sẻ: "Giá thuê mặt bằng ở tầng thương mại trong các tòa nhà đã là gần 200.000 đồng/m2, nên cố gắng lắm mới thuê được các phòng rộng để làm lớp học. Đầu tư không gian rộng, trang trí lớp học, bất đắc dĩ nhận thêm trẻ để bù đắp chi phí, đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ. Nếu chỉ nhận 50 cháu, cơ sở chỉ có thể một là nâng học phí cao, hai là đóng cửa vì thua lỗ".
Dạo quanh một vòng các tòa nhà HH Linh Đàm, có thể dễ dàng bắt gặp biển hiệu cơ sở mầm non được đặt tại các tầng thương mại trong các tòa nhà (tầng 1 đến tầng 5), có một số cơ sở có quy mô như: Trăng Sáng, Gấu trúc Panda, Tràng An… Trong đó, có cơ sở có cả tầng 1 và tầng 2 (thông nhau) để làm phòng học, phòng chức năng và khu vui chơi… Lớp học rộng, khá thông thoáng (điều hòa, cửa sổ), số lượng trẻ khoảng 15-20 trẻ/lớp. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở này đều nhận vượt số trẻ.
Được biết, một số cơ sở quy mô, số lượng học sinh lớn cũng đã lập đề án để xin lên thành trường tư. Tuy nhiên, do vướng mắc ở các quy định của Bộ GD&ĐT như: Phải có sân chơi, phòng sinh hoạt chung… Trong khi đó, Luật Nhà ở cũng không cho phép mở trường mầm non trong chung cư. Các cơ sở tại đây cho biết, họ rất mong muốn các cơ quan, ban, ngành xem xét, thẩm định vì do đặc thù, nhưng vẫn có thể đáp ứng các quy định, chẳng hạn: Sân chơi có thể dùng sân chung của chung cư, ra công viên Linh Đàm cách 100m; cơ sở thuộc tầng thương mại chứ không phải nhà dân…
Thời gian gần đây các đoàn công tác của các cơ quan, ban ngành liên quan đã tiến hành kiểm tra, rà soát tại các cơ sở giáo dục mầm non ở Khu đô thị HH Linh Đàm. Trước những mong mỏi, đề nghị của các cơ sở, hàng nghìn hộ dân về đảm bảo chỗ học cho trẻ em. Thiết nghĩ, các cơ quan ban, ngành cần chia sẻ, có hướng xử lý thấu đáo để tháo gỡ những khó khăn cho các cơ sở, tạo chỗ học cho hàng nghìn trẻ em. Tránh tình trạng vì thiếu nơi học mà phụ huynh phải chấp nhận gửi nơi ở xa, tiền học cao, thậm chí phải đưa con về quê, hay gửi ở nơi tự phát.
Trong một hội nghị về công tác giáo dục mầm non (do quận Hoàng Mai tổ chức) mới đây, lãnh đạo Sở GD&ĐT, UBND quận Hoàng Mai và phường Hoàng Liệt cùng chỉ ra thực tế, trẻ em ở khu vực phường Hoàng Liệt, đặc biệt là trong các tòa nhà HH Linh Đàm khá thiệt thòi so với trẻ em ở nơi khác là không đủ chỗ học, số trẻ chưa được đi học cao hơn hẳn so với nơi khác. Theo thống kê, năm 2017 trên địa bàn phường Hoàng Liệt có 3 trường mầm non và hơn 50 cơ sở mầm non tư thục. Toàn phường có 52.000 hộ dân, với số trẻ trong độ tuổi từ 0 - 5 tuổi là hơn 8 nghìn trẻ.
Vinschool triển khai tích hợp chương trình giáo dục mầm non quốc tế IPC
Từ ngày 1/1/2017, Hệ thống Giáo dục Vinschool sẽ chính thức triển khai trên toàn hệ thống Chương trình Giáo dục Mầm non quốc tế IPC - chương trình giáo dục nổi tiếng thế giới với quan điểm phát triển toàn diện. Tại Việt Nam, chương trình tích hợp những ưu điểm xuất sắc nhất từ giáo dục Mỹ, Anh và Singapore, đề cao những giá trị bản địa. IPC được chuyển giao độc quyền cho Vinschool.
IPC (International Preschool Curriculum) là chương trình có nhiều điểm tương đồng về triết lý và quan điểm giáo dục với Vinschool: giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ, lấy học thuyết đa trí thông minh của Howard Gardner làm kim chỉ nam cho việc thiết kế các hoạt động dạy học và đánh giá trẻ.
Các nội dung giáo dục của IPC được xây dựng trên nền tảng nghiên cứu khoa học hiện đại, tích hợp và mang tính hệ thống. Các chuyên gia thiết kế chương trình IPC đã tích hợp những ưu điểm trong chương trình giáo dục mầm non của Mỹ, Anh và Singapore với 6 lĩnh vực học tập cốt lõi, bao gồm: Nghệ thuật ngôn ngữ, Toán và Số đếm, Khoa học, Nghệ thuật sáng tạo, Kỹ năng vận động và Tình cảm - Kỹ năng xã hội.
Tất cả các giáo viên dạy chương trình IPC đều bắt buộc tham gia đào tạo và vượt qua kỳ kiểm tra để được cấp chứng chỉ giảng dạy chương trình.
IPC đặc biệt quan tâm tới hoạt động làm quen với Tiếng Anh của trẻ mầm non, mà chương trình ngữ âm Robin Phonics là một chương trình ưu việt dành riêng cho hoạt động này, hỗ trợ trẻ luyện phát âm đúng chuẩn bản ngữ ngay từ khi còn nhỏ.
Đặc biệt, IPC chú trọng khuyến khích sự tham gia của phụ huynh vào quá trình học tập của con. Tại Vinschool, mỗi lớp sẽ có Blog giáo dục riêng và phụ huynh sẽ được cấp tài khoản để cập nhật nội dung học, đồng hành với giáo viên trong quá trình giáo dục trẻ. Nguồn học liệu phong phú, sinh động, được cung cấp miễn phí cho phụ huynh để hỗ trợ con học tập tại nhà.
Là chương trình giáo dục mầm non quốc tế, nhưng IPC luôn đề cao và tôn trọng các giá trị văn hóa bản địa và những quy định trong quản lý giáo dục của từng quốc gia. Chương trình IPC khi triển khai tại Vinschool đã được điều chỉnh, tích hợp các nội dung văn hóa, ngôn ngữ và lịch sử Việt Nam. Trẻ sau khi hoàn thành chương trình IPC sẽ được cấp chứng chỉ, đủ điều kiện theo học tại tất cả các trường Tiểu học ở Việt Nam, cũng như gia nhập vào những hệ thống giáo dục của các nước phát triển trên thế giới.
Ngay từ khi thành lập vào tháng 4/2013, Hệ thống Giáo dục Vinschool đã mang theo ước mơ và kỳ vọng về sự nghiệp đổi mới giáo dục toàn diện: một ngôi trường Việt Nam mang đẳng cấp giáo dục quốc tế, là "Nơi ươm mầm tinh hoa" của các thế hệ học sinh Việt Nam. Tháng 10/2016, Tập đoàn Vingroup đã công bố chuyển đổi Hệ thống Giáo dục Vinschool sang mô hình phi lợi nhuận. Toàn bộ thặng dư từ hoạt động sẽ được giữ lại để tái đầu tư vào nâng cấp chương trình, đào tạo giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục.
Đi liền với quyết định nhân văn này, Hội đồng Giáo dục Vinschool đã tích cực tìm kiếm, nghiên cứu các đối tác quốc tế để quyết định lựa chọn chương trình IPC và cho triển khai tích hợp với chương trình đang thực hiện tại hệ thống trường mầm non Vinschool.
Trước đó, Vinschool cũng đã mua bản quyền các chương trình uy tín như chương trình The Leader In Me của tổ chức giáo dục toàn cầu Franklin Covey (Mỹ), chương trình học Tiếng Anh Raz-Kids cho toàn bộ học sinh các khối từ 1 đến 7. Không ngừng quyết tâm nâng cao chất lượng giáo dục, Vinschool đã và đang hướng học sinh đến tư tưởng chủ động thay đổi để nắm bắt tương lai, đúng với thông điệp "Học sinh chủ động - Ngôi trường chất lượng".
Chất lượng giáo dục trường mầm non được {cải thiện|nâng cao tại Nam Định
Giáo dục mầm non từ lâu đã được công nhận vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển giáo dục nói chung. Tại Nam Định, thời gian qua, ngành giáo dục đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp để duy trì chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non nói chung; góp phần đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của bậc học.
Đảm bảo sức khỏe cho trẻ khi đến lớp
Từ tháng 6/2014, tỉnh Nam Định là một trong 18 tỉnh trên toàn quốc được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi với 100% số phường, xã đạt chuẩn phổ cập. Trong năm học 2015 – 2016, Nam Định đã huy động được hơn 35.000 trẻ ra nhà trẻ, đạt 45,6% số trẻ trong độ tuổi, tăng 1.091 trẻ và tăng 0,1% so với năm học trước, đồng thời duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi với gần 28.500 trẻ 5 tuổi đến trường trong diện phổ cập, đạt 100% độ tuổi.
Đi đầu trong công tác giáo dục và chăm sóc cho trẻ mầm non phải kể đến các trường trên địa bàn TP Nam Định. Theo ông Lê Xuân Tiến, Trưởng phòng GD&ĐT TP Nam Định, đây là một trong số ít các địa phương trên toàn tỉnh đạt tỉ lệ 100% trẻ được nuôi ăn bán trú với chất lượng bữa ăn được kiểm tra chặt chẽ, góp phần làm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe cho trẻ khi đến lớp cũng như tạo nên tâm lý yên tâm cho phụ huynh khi gửi con tại các nhà trường.
So với đầu năm học 2015 - 2016, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân đến cuối năm đã giảm 2,1% và giảm 0,4% so với cùng kì năm học trước; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm 2,3% so với đầu năm học và giảm 0,1% so với cùng kì… Hiện nay, 35/35 trường mầm non trên địa bàn thành phố đã được UBND TP Nam Định cấp Chứng nhận Trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ; 100% trường đã kết nối mạng Internet, trên 90% cán bộ quản lý và giáo viên có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý và giảng dạy.
Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm
Trong vấn đề vệ sinh và quản lý bếp ăn, các trường mầm non tại xã, phường, thị trấn đều thực hiện tốt việc lưu mẫu thức ăn, mua thực phẩm sạch có nguồn gốc theo cam kết. Một số trường tại các huyện như: Hải Hậu, Xuân Trường… còn tổ chức tăng gia trồng rau tại trường, vừa để tạo nguồn thực phẩm sạch tại chỗ, vừa tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội tìm hiểu về thế giới tự nhiên trong các giờ chơi và học ngoại khóa. Trẻ được các giáo viên hướng dẫn cách phân biệt các loại cây, rau quen thuộc trong đời sống hàng ngày, được quan sát quá trình sinh trưởng và phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau của cây…
Không chỉ chăm sóc, giáo dục trẻ, đội ngũ giáo viên mầm non còn dành nhiều thời gian, công sức để làm đồ dùng dạy học và đồ chơi, vận dụng và tích hợp những trò chơi dân gian vào bài học ngoại khóa để hướng dẫn trẻ, sưu tầm nhiều bài ca dao, dân ca, đồng dao… được học sinh yêu thích để đưa vào các chương trình văn nghệ trong nhà trường. Bà Vũ Thị Thu Thủy, Hiệu phó Trường Mầm non 8 – 3 chia sẻ: Cách làm này không những thu hút được sự hứng thú của trẻ đối với các bài học mà còn đồng thời kích thích khả năng sáng tạo, học hỏi trong độ tuổi đang yêu thích tìm hiểu của các em, góp phần tạo nền tảng vững chắc về kiến thức cũng như kĩ năng sống cơ bản cho trẻ trước khi bước chân vào bậc tiểu học. Ngoài ra, một số trường cũng liên tục cập nhật và đổi mới các phần mềm vui học như Kidsmart, Happy Kid… trong giáo dục trẻ để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
Hàng năm, các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Nam Định đều được tạo nguồn kinh phí để mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học cũng như đồ chơi cho học sinh; nhiều phòng học, phòng chức năng được xây mới và sửa chữa. Từ đó hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học đã được bổ sung tương đối đầy đủ, nhiều trường có các phòng, nhóm lớp đẹp, được trang trí sinh động, hấp dẫn giúp trẻ được sinh hoạt trong môi trường gần gũi, thân thiện và phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi. Đến nay, đã có 148/266 trường mầm non tại Nam Định được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ I, 8 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II và có 39 trường được công nhận đạt chuẩn xanh – sạch – đẹp – an toàn. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non cũng được bồi dưỡng và bổ sung hàng năm, đảm bảo có đầy đủ số giáo viên đứng lớp giảng dạy và chăm sóc cho trẻ trong các nhà trường. Năm học vừa qua, Nam Định đã tuyển bổ sung 505 giáo viên mầm non, nâng tổng số cán bộ quản lý và giáo viên của bậc học này lên trên 8.500 người.
Trong thời gian tới, ngoài việc duy trì chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, Nam Định đặt mục tiêu phấn đấu trong năm học tiếp theo sẽ tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường từ 0,5 – 1,0% và có thêm 18 – 20 trường được công nhận là trường chuẩn quốc gia. Bà Trần Thị Diệp, Trưởng phòng Giáo dục mầm non, Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định cho biết, để nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục ở bậc học này, Nam Định sẽ tiếp tục cho triển khai chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm" với ưu tiên đảm bảo an toàn cho trẻ khi đến trường về thân thể, tinh thần, vệ sinh thực phẩm và dịch bệnh. Ngoài ra, các trường chú trọng đánh giá sự phát triển của trẻ theo định kì với diễn biến tâm sinh lý cụ thể, nhằm phát hiện sớm những biểu hiện tích cực hoặc tiêu cực để kịp thời điều chỉnh kế hoạch chăm sóc giáo dục
Một ngày tập luyện của các chú bộ đội tí hon
Những hình ảnh không gì đáng yêu hơn khi các bé mầm non tập làm "chiến sĩ". Các "cô" "chú" bộ đội tí hon tay ôm súng trường, ăn cơm bộ đội, ngủ giường tầng… Đây là những bài học thực tế trong lớp học dự án "Bé là chiến sĩ " của một trường mầm non tại Hà Nội
Đây là một buổi tham quan (buổi học thực tế) của các học sinh mầm non Trường mầm non Sơn Ca Định Công (Khu đô thị Định Công, Hà Nội) tại Lữ đoàn 45 và tiểu đoàn 371, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Các cô, chú bộ đội nhí theo chân cô giáo bước theo hàng vào doanh trại. Ảnh VT
Mân mê khám phá khẩu súng thật của các chú bộ đội. Ảnh VT
Mê say tìm cách gấp chăn giống các chú bộ đội. Ảnh VT
Các cô chú bộ đội nhí ngủ lăn sau một buổi làm quen với môi trường mới. Ảnh VT
Ngân Khánh
Hà Nội: Xử lý nghiêm các nhóm trường không đúng quy trình
Trước hàng loạt sự việc giáo viên bạo hành trẻ mầm non chỉ vì trẻ không ngủ trưa, ăn uống nôn trớ... Ngành Giáo dục Hà Nội đã có động thái siết chặt quản lý đối với bậc giáo dục mầm non, nhất là trường, lớp tư thục. Đồng thời, sẽ "bêu" tên những trường, nhóm nhà trẻ chưa được cấp phép hoặc bị đình chỉ hoạt động.
Liên tiếp bạo hành vì lý do "lãng xẹt"
Thời gian vừa qua, hàng loạt vụ việc giáo viên mầm non bạo hành trẻ mầm non trong các trường, nhóm nhà trẻ tư nhân khiến không ít các bậc phụ huynh nơm nớp lo sợ. Mới đây, một đoạn clip được một cư dân ở khu chung cư Tứ Hiệp (xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội) cung cấp cho báo chí ghi lại cảnh giáo viên liên tiếp tát học sinh diễn ra ngay trong lớp học. Clip này được ghi lại tại nhóm lớp mầm non tư thục Tuổi hoa (địa chỉ Phòng 419 - CT6) đã mở được 3 tháng nay và nhiều phụ huynh học sinh gửi con theo học.
Cụ thể, ngày 15/6, đoạn video ghi lại cảnh cô giáo Vân Anh đã kéo một bé trai vào góc tường để tránh camera rồi liên tiếp dùng tay vả vào mặt bé. Nguyên do là, mặc dù bé trai ngồi ngoan ngoãn trên ghế để ăn cháo nhưng khi ăn gần hết bát thứ nhất, cháu có làm vương một ít thức ăn vào quần. Cô giáo vừa lấy giấy lau quần cho học sinh, vừa nhanh tay kéo ghế vào góc khuất và tát nhiều lần vào mặt cháu bé. Không những thế, giáo viên này còn véo tai, véo đùi của cháu bé và liên tiếp "đút cháo" một cách thô bạo cho trẻ ăn. Hành động của cô giáo đã không qua được camera ghi hình.
Sau khi chứng kiến cảnh con bị bạo hành trong lớp học, gia đình cháu bé cũng đã đối chứng với nhà trường. dù không thừa nhận, nhưng khi xem đoạn clip này, cô giáo đã thú nhận có hành động tát học sinh. Giáo viên này giải thích, trong lúc cho cháu ăn, do cháu trớ phun hết lên người nên vì bức xúc và có hành động tát học sinh. Cũng theo cô giáo này, cô chỉ tát học sinh chứ không véo đùi, không đánh thêm bất cứ ở đâu và đã có hành động xin lỗi gia đình.
Phòng Giáo dục mầm non (Sở GD&ĐT Hà Nội) đã yêu cầu Phòng GD&ĐT huyện Thanh Trì nhanh chóng kiểm tra và báo cáo cụ thể về sự việc cô giáo đánh trẻ trong lúc cho ăn. Sở đã yêu cầu Phòng giáo dục cử lực lượng xuống cơ sở để kiểm tra, báo cáo tình hình để có hướng xử lý. Trước đó, hàng loạt vụ việc bạo hành trẻ em trong các trường học xảy ra tại Hà Nội như: Trường mầm non Tuổi thần tiên (Thanh Trì, Hà Nội) cô giáo đâm ghim vào học sinh, Trường mầm non A.S (ở quận Hà Đông) cô giáo lôi trẻ ra góc phòng để đánh vì can tội "tè dầm" trong lớp học...
Sẽ "bêu" tên các trường sai phạm
Trước những sai phạm liên tiếp xảy ra ở một số nhóm, trường mầm non tư thục trong thời gian vừa qua, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã vào cuộc nhằm chấn chỉnh hoạt động các trường, nhóm lớp mầm non trên địa bàn. Cụ thể, ngày 17/6, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có văn bản số 2528/ SGD&ĐT-GDMN chỉ đạo các đơn vị, trường học trên địa bàn thành phố nhằm tăng cường quản lý các cơ sở giáo dục mầm non.
Theo Sở, trong thời gian qua, tại một số nhóm lớp mầm non tư thục độc lập đã xảy ra tình trạng bạo hành trẻ em, vi phạm đạo đức nhà giáo của giáo viên mầm non, ảnh hưởng đến uy tín của cấp học, làm các cha mẹ học sinh lo lắng, gây bức xúc trong xã hội. Để chấn chỉnh tình trạng này, Sở yêu cầu các Phòng GD&ĐT tiếp tục tham mưu với địa phương tăng cường chỉ đạo thực hiện việc phân cấp quản lý nhà nước đối với nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
Tiến hành kiểm tra, rà soát về qui mô số trẻ, các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở tất cả các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, đặc biệt các nhóm lớp tư thục độc lập đang hoạt động trên địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi sai phạm và kiên quyết đình chỉ các nhóm lớp tư thục không thực hiện đúng qui định; Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tuyệt đối không được tuyển sinh, nhận trẻ khi chưa được cấp có thẩm quyền cấp phép thành lập, chưa đủ điều kiện hoạt động.
Ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: "Nhằm chấn chỉnh công tác quản lý đối với các cơ sở mầm non trên địa bàn, Sở đã đề nghị các Phòng GD&ĐT và các quận, huyện công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông báo đến các tổ dân phố về các nhóm lớp tư thục độc lập đã được cấp phép, chưa được cấp phép hoặc bị đình chỉ hoạt động trên địa bàn. Yêu cầu tên nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập phải công khai để cha mẹ học sinh biết".
Không đủ suất học trường mỗ giáo công cho bé
Dù vẫn còn một tháng nữa, kỳ tuyển sinh mầm non năm học 2016-2017 mới bắt đầu, song nhiều phụ huynh đang cảm thấy lo lắng cho một suất học trường công lập của con em mình, bởi tỷ lệ "chọi" tại nhiều trường khá cao. Năm nay, một số trường dự kiến sẽ áp dụng hình thức bốc thăm nếu có đông hồ sơ đăng kí dự tuyển.
Đúng tuyến cũng chưa chắc suất
Kỳ tuyển sinh năm học 2016-2017, khối lớp 1 nhiều khả năng dễ thở hơn so với các năm học trước, khi hầu hết các trường công lập đều thông báo nhận đủ 100% suất học sinh lớp 1. Trong khi đó, ở bậc học mầm non vẫn tiếp tục căng thẳng bởi số lượng trẻ trong độ tuổi thống kê trên địa bàn vượt khá cao so với số lượng chỉ tiêu tại các trường mầm non công lập.
Tới trường để hỏi về thông tin tuyển sinh của con, anh Trần Quang Lâm (phường Mai Dịch, Cầu Giấy) cho biết: "Theo đúng tuyến, con tôi được vào Trường mầm non công lập Họa My của phường Mai Dịch. Tuy nhiên, năm nay trường chỉ tuyển có 60 trẻ 3 tuổi, nhưng tôi được biết có tới 300 trẻ 3 tuổi thuộc khu vực tuyển sinh. Như vậy, nếu các gia đình đều có nhu cầu vào trường thì 5 trẻ sẽ chỉ chọn 1 trẻ. Nếu trường có tổ chức bốc thăm cũng khó mà trúng tuyển vì chỉ tiêu quá ít".
Kinh tế gia đình khá eo hẹp, không có nhiều lựa chọn trong việc chọn trường cho con năm nay 2 tuổi, vợ chồng anh Trần Hiếu Nghĩa (phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ) rất muốn con được vào học tại Trường mầm non Chu Văn An để tiện đưa đón, mà lại đúng tuyến theo hộ khẩu. Nhưng anh Nghĩa vẫn tỏ ra lo lắng: "Tôi tìm hiểu mấy năm nay trường đều tổ chức bốc thăm, nên tôi cũng lo lắm. Các cháu thì đông, trong khi số lượng tuyển sinh lại ít. Nếu tôi không xin được cho con vào trường công lập mà phải học trường tư thì sẽ vất vả đưa đón, mà học phí lại cao hơn".
Còn với những phụ huynh hiện đang tạm trú dài hạn thì chắc chắn không có "cửa" để vào trường mầm non công lập. Chị Mai Thu Hằng (khu đô thị Định Công, quận Hoàng Mai) chia sẻ: "Tôi có đến vài trường mầm non công lập trong quận để hỏi thông tin về tuyển sinh. Tuy nhiên, các trường đều trả lời rằng nếu không có hộ khẩu trên địa bàn thì khó mà vào được. Vợ chồng tôi làm ăn tại Hà Nội 5 năm nay, chỉ đăng kí tạm trú dài hạn, chưa làm được hộ khẩu. Kinh tế eo hẹp, vợ chồng tôi chỉ mong muốn xin cho con vào trường công lập cho yên tâm, mà học phí chỉ bằng một nửa, thậm chí 1/3 so với trường tư".
Phần lớn trẻ phải học trường tư, lớp tư
Kết quả khảo sát tại một số quận nội thành (do Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố) cho thấy, số lượng trẻ đang ở độ tuổi mầm non trên địa bàn thành phố đang có độ "vênh" rất lớn so với chỉ tiêu tuyển sinh của các trường công. Mặc dù ngành Giáo dục Hà Nội trong những năm gần đây đã có nhiều giải pháp nhằm giảm tải, song trong điều kiện khả năng tiếp nhận của các trường công lập còn hạn chế nhiều so với nhu cầu thực tế. Năm nay, kỳ tuyển sinh mầm non ở một số trường sẽ tiếp tục tái hiện hình thức bốc thăm để giành chỗ học.
Cũng từ kết quả thống kê nói trên, ở nhiều quận nội thành có tỷ lệ "chọi" rất cao. Ví dụ, tại quận Cầu Giấy có 14.447 trẻ trong độ tuổi đi học mầm non, nhưng tổng chỉ tiêu tuyển sinh mới của năm nay chỉ là 2.865 trẻ. Các trường có số lượng trẻ trên chỉ tiêu chênh lệch cao như: Nghĩa Đô (1.008/235), Yên Hòa (2.058/290), Mai Dịch (1.391/100)... Tương tự, ở các quận khác như: Quận Ba Đình tuyển 2.650 trẻ trong hơn 12.622 trẻ trong độ tuổi mầm non; quận Hoàng Mai tuyển 4.388 trẻ trong số 9.976 trẻ trong độ tuổi mầm non; quận Hai Bà Trưng tuyển 3.342 trẻ trong tổng số 7.400 trẻ trong độ tuổi mầm non...
Vài năm trở lại đây, tuyển sinh mầm non ở Hà Nội luôn "nóng". Dù không còn cảnh xếp hàng qua đêm để mua hồ sơ, song nhiều phụ huynh lo lắng trong chuyện bốc thăm xin học. Cho con học trường công lập vẫn là lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình, bởi chất lượng tốt, học phí lại rẻ hơn nhiều so với trường tư. Nhiều trường mầm non công lập dù số lượng lên tới 50-60 học sinh/lớp nhưng hàng năm vẫn rất đông phụ huynh tới xin học cho con.
Ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: "Năm học 2016-2017, ngành Giáo dục Thủ đô phấn đấu huy động số trẻ trong độ tuổi đến nhà trẻ đạt 35%, mẫu giáo đạt trên 90%, ưu tiên nhận trẻ 5 tuổi để thực hiện phổ cập trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Để đảm bảo công bằng sẽ tiếp tục hạn chế tuyển sinh trái tuyến, phân tuyến hợp lý, áp dụng tuyển sinh trực tuyến ở một số trường".